Vùng lãnh hải rộng bao nhiêu hải lý và tính từ đâu?
A. 12 hải lí tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải
Bạn đang xem: Vùng lãnh hải rộng bao nhiêu hải lý và tính từ đâu?
B. 24 hải lí tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải
C. 12 hải lí tính từ vùng đặc quyền kinh tế
D. 12 hải lí tính từ đường bờ biển
Xem thêm : Những thực phẩm nên dùng cho trẻ suy dinh dưỡng
Đáp án đúng A.
Vùng lãnh hải rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở, đây là vùng biển nằm tiếp liền với vùng nội thủy có chiều rộng do quốc gia ven biển tự quy định nhưng tối đa không quá 12 hải lý kể từ đường cơ sở.
Lãnh hải là vùng biển nằm tiếp liền với vùng nội thủy có chiều rộng do quốc gia ven biển tự quy định nhưng tối đa không quá 12 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải, ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển.
Đối với Việt Nam, vùng lãnh hải có chiều rộng tối đa là 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía ngoài, trong trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết với các quốc gia láng giềng có quy định khác thì áp dụng điều ước quốc tế, lãnh hải của Việt Nam bao gồm:
+ Lãnh hải của phần đất liền;
Xem thêm : Còn bao nhiêu ngày nữa đến giao thừa, Tết Nguyên đán 2023?
+ Lãnh hải của các đảo, quần đảo.
Việc xác định bề rộng thực tế và ranh giới phía ngoài của lãnh hải phụ thuộc vào vạch đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải. Đường cơ sở này sẽ được xác định theo ngấn nước thủy triều thấp nhất. Các đảo ven bờ có thể được chọn làm điểm cơ sở để vạch đường cơ sở lãnh hải.
Trong vùng lãnh hải, các quốc gia được thực hiện chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ, ngoại trừ quyền “đi qua không gây hại” của tàu thuyền nước ngoài theo nguyên tắc tự do đi lại hàng hải.
Luật biển quốc tế được coi như là một “lãnh thổ chìm”, một bộ phận của lãnh thổ quốc gia, trên đó quốc gia ven biển thực hiện thẩm quyền riêng biệt về vấn đề phòng thủ quốc gia, về cảnh sát, thuế quan, khai thác tài nguyên thiên nhiên,…
Quyền đi qua không gây hại là nguyên tắc tập quán của luật quốc tế, được thừa nhận bằng thực tiễn của các quốc gia. Tàu thuyền được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam, trừ tàu quân sự cần phải có thông báo trước.
Về cơ bản đi qua không gây hại được xem là các hành vi không làm, trật tự, an ninh quốc gia ven biển. Đối với Việt Nam cũng đã ký các văn bản pháp luật về biên giới quốc gia cũng như các văn bản quốc tế liên quan, cụ thể như các hành vi của tàu thuyền nước ngoài đi qua cần đảm bảo an toàn hàng hải, điều phối giao thông biển, bảo vệ các sinh vật và môi trường sinh thái biển.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 08/02/2024 10:56
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024