Vùng nội thủy của một quốc gia có chủ quyền là toàn bộ vùng nước và đường thủy trong phần đất liền, và được tính từ đường cơ sở mà quốc gia đó xác định vùng lãnh hải của mình trở vào. Nó bao gồm toàn bộ các dạng sông, suối và kênh dẫn nước, đôi khi bao gồm cả vùng nước trong phạm vi các vũng hay vịnh nhỏ.
Vậy vùng nước nội địa của quốc gia bao gồm? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết dưới đây để có thêm các thông tin hữu ích.
Bạn đang xem: Vùng nước nội địa của quốc gia bao gồm?
Vùng nước nội địa của quốc gia là toàn bộ phần nước nằm trong đường biên giới quốc gia. Căn cứ vào vị trí, tính chất mà vùng nước của quốc gia được chia thành các bộ phận.
Theo công ước, mỗi quốc gia ven biển có năm vùng biển bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Dựa vào các quy định của công ước, quốc gia ven biển xác định ra đường cơ sở để từ đó làm cơ sở xác định phạm vi của các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán quốc gia.
Theo Công ước, về nguyên tắc các quốc gia ven biển, kể cả các quốc gia quần đảo có 5 vùng biển như sau; (i) Nội thủy; (ii) Lãnh hải; (iii) Vùng tiếp giáp; (iv) Vùng đặc quyền kinh tế; (v) Thềm lục địa (kể cả thềm lục địa kéo dài).
Tuy nhiên, việc quốc gia ven biển có đầy đủ 5 vùng biển trên hay không hoàn toàn phụ thuộc vào đặc điểm và cấu tạo địa lí của quốc gia ven biển. Việt Nam là một quốc gia ven biển và có đặc điểm địa lí phù hợp cho việc yêu sách cả 5 vùng biển nêu trên.
Nội thủy
Nội thủy là toàn bộ vùng nước tiếp giáp với bờ biển và nằm phía trong đường cơ sở. Tại nội thủy, quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối như đối với lãnh thổ đất liền của mình.
Lãnh hải
Lãnh hải của quốc gia ven biển là vùng biển tiếp liền và nằm phía ngoài đường cơ sở, thuộc chủ quyền của quốc gia ven biển. Theo quy định tại Công ước 1982, các quốc gia ven biển có quyền ấn định chiều rộng lãnh hải của mình tới một giới hạn không vượt quá 12 hải lí tính từ đường cơ sở.
Xem thêm : Có nên thực hiện các bài tập thể dục trước khi ngủ?
Chủ quyền quốc gia ven biển đối với lãnh hải không phải tuyệt đối như đối với nội thủy, do Công ước 1982 thừa nhận quyền qua lại vô hại lãnh hải của tàu thuyền nước ngoài. Đây chính là sự thỏa hiệp giữa các quốc gia ven biển và các cường quốc hàng hải trong việc thừa nhận quốc gia ven biển có vùng lãnh hải rộng 12 hải lí (trước đây, thông thường lãnh hải của quốc gia ven biển chỉ rộng 3 hải lí).
Quyền qua lại vô hại của tàu thuyền nước ngoài, Công ước 1982 quy định:
– Tất cả các loại tàu thuyền (dân sự và quân sự) của tất cả các nước đều được hưởng quyền qua lại vô hại mà không có sự phân biệt đối xử.
– “Qua lại” tức là đi qua lãnh hải để vào nội thủy hoặc từ nội thủy đi ra qua lãnh hải hoặc đi qua lãnh hải mà không vào nội thủy. Đi qua là trạng thái di chuyển liên tục của tàu thuyền, không được phép dừng lại (trừ trường hợp bất khả kháng như gặp sự cố thông thường về hàng hải, mắc cạn hoặc vì mục đích cứu giúp người, phương tiện khác đang bị lâm nguy). Việc qua lại vô hại phải được tiến hành nhanh chóng và liên tục.- “Qua lại vô hại” là không xâm phạm đến hòa bình, trật tự hay an ninh của quốc gia ven biển, tuyệt đối không được tiến hành một hoặc nhiều những hành động sau đây khi đi qua lãnh hải: (i) đe dọa hoặc dùng vũ lực chống lại chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hay độc lập chính trị của quốc gia ven biển; (ii) diễn tập quân sự; (iii) thu thập tin tức tình báo gây thiệt hại cho quốc phòng, an ninh của quốc gia ven biển; (iv) tuyên truyền nhằm làm hại đến quốc phòng, an ninh của quốc gia ven biển; (v) phóng đi, tiếp nhận, sắp xếp các phương tiện bay; (vi) cất lên, hạ xuống hoặc đưa lên tàu những phương tiện quân sự; (vii) bốc dỡ hàng hóa, đưa lên xuống tiền bạc hoặc người trái với luật lệ hải quan, thuế khóa, nhập cư, y tế của quốc gia ven biển; (viii) gây ô nhiễm biển; (ix) đánh bắt hải sản; (x) nghiên cứu, khảo sát biển; (xi) làm rối loạn hệ thống liên lạc hoặc công trình, thiết bị của quốc gia ven biển và (xii) các hoạt động khác không liên quan trực tiếp đến việc qua lại.
– Quốc gia ven biển có quyền ban hành các quy định để kiểm soát và giám sát tàu thuyền nước ngoài thực hiện việc qua lại lãnh hải của mình trong các vấn đề: (i) an toàn hàng hải, điều phối giao thông đường biển; (ii) bảo vệ các thiết bị, công trình, hệ thống đảm bảo hàng hải; bảo vệ tuyến dây cáp và ống dẫn ở biển; (iii) bảo tồn tài nguyên sinh vật biển; (iv) ngăn ngừa vi phạm pháp luật của quốc gia ven biển liên quan đến đánh bắt hải sản; bảo vệ môi trường biển; nghiên cứu khoa học biển và (v) ngăn ngừa các vi phạm về hải quan, thuế khóa, nhập cư, y tế.
Vùng tiếp giáp lãnh hải
Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển nằm ngoài và sát với lãnh hải. Chiều rộng của vùng tiếp giáp lãnh hải cũng không quá 12 hải lý. Quốc gia ven biển có quyền thi hành sự kiểm soát cần thiết nhằm ngăn ngừa các vi phạm đối với các luật và quy định về hải quân, thuế khóa, nhập cư hay y tế trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình; và trừng trị những vi phạm các luật và quy định nói trên xảy ra trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình.
Vùng đặc quyền kinh tế
Theo quy định của Công ước năm 1982, vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển là vùng biển nằm phía ngoài và tiếp liền với lãnh hải, có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở. Trong vùng đặc quyền kinh tế, quốc gia ven biển có:
a) Các quyền chủ quyền về việc thăm dò và khai thác, bảo tồn và quản lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật của vùng nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, cũng như về những hoạt động khác nhằm thăm dò và khai thác vùng này vì mục đích kinh tế, như việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu và gió.
b) Quyền tài phán theo đúng những quy định của Công ước về việc: Lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị, công trình; nghiên cứu khoa học biển; bảo vệ và giữ gìn môi trường biển.
Xem thêm : Thế chấp sổ đỏ vay được bao nhiêu tiền? Trả lãi bao nhiêu?
c) Các quyền và nghĩa vụ khác do Công ước quy định.
Trong khi thực hiện các quyền nói trên, quốc gia ven biển có nghĩa vụ phải chú ý thích đáng đến quyền của các nước khác đã được luật pháp quốc tế thừa nhận.
Trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển, tất cả các quốc gia, dù có biển hay không có biển, trong những điều kiện do các quy định thích hợp của Công ước, đều được hưởng 3 quyền tự do cơ bản sau đây:
– Quyền tự do hàng hải;
– Quyền tự do hàng không;
– Quyền tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm.
Thềm lục địa
Công ước 1982 quy định thềm lục địa của quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia ven biển, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia đó cho đến bờ ngoài của rìa lục địa hoặc đến cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lí, khi bờ ngoài của rìa lục địa của quốc gia này ở khoảng cách gần hơn.
Theo quy định của Công ước 1982, quốc gia ven biển có chủ quyền đối với việc thăm dò, khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa của mình và quyền của quốc gia ven biển đối với thềm lục địa là đặc quyền. Có nghĩa là, quốc gia ven biển không thăm dò, khai thác thì cũng không ai có quyền khai thác tại đây nếu không được sự đồng ý của quốc gia ven biển.
Các quyền của quốc gia ven biển đối với thềm lục địa không phụ thuộc vào việc chiếm hữu thật sự hay danh nghĩa, cũng như vào bất cứ tuyên bố rõ ràng nào. Điểm này hoàn toàn khác với quy chế pháp lí của vùng đặc quyền kinh tế ở chỗ đối với vùng đặc quyền kinh tế ngoài việc quốc gia ven biển phải tuyên bố về yêu sách của mình, trong trường hợp không khai thác hết các nguồn tài nguyên sinh vật với mức độ có thể chấp nhận được, quốc gia ven biển có thể cho các quốc gia khác như quốc gia không có biển, quốc gia bất lợi về mặt địa lí tiến hành khai thác phần tài nguyên sinh vật dư thừa trong vùng đặc quyền kinh tế của mình.
Cũng như đối với vùng đặc quyền kinh tế, các quốc gia khác cũng được hưởng các quyền tự do như tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm ở thềm lục địa của quốc gia ven biển.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 31/03/2024 20:20
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024