Categories: Tổng hợp

Người bị xơ gan F4 sống được bao lâu?

Published by

Xơ gan trải qua 4 giai đoạn từ F1 đến F4, mức độ nặng của bệnh tăng dần đến giai đoạn F4 được gọi là xơ gan giai đoạn cuối (xơ gan mất bù). Lúc này các chức năng gan đã bị sụt giảm nghiêm trọng, việc chữa khỏi và phục hồi chức năng gan là điều không thể, nguy cơ tử vong rất cao. Vậy người bị xơ gan F4 sống được bao lâu? Các bạn có thể tham khảo những thông tin dưới đây.

1. Hiểu về các giai đoạn của bệnh xơ gan

Xơ gan xảy ra khi các tế bào gan bị tổn thương và chết đi, sau đó được thay thế dần bởi các mô sẹo. Tình trạng xơ gan gây ra nhiều hệ lụy trong cuộc sống, nhất là khi gan bị xơ hóa hoàn toàn làm mất đi toàn bộ chức năng của gan.

Dựa vào những giai đoạn tổn thương phát sinh ở gan, người ta chia bệnh xơ gan thành 4 giai đoạn cơ bản là F1, F2, F3, F4. Trong đó, giai đoạn F4 chính là giai đoạn xơ gan nặng nhất hay còn gọi là xơ gan giai đoạn cuối (xơ gan mất bù), ở giai đoạn này người bệnh có nguy cơ tử vong là rất cao.

1.1 Xơ gan giai đoạn F1

Nếu ở giai đoạn đầu – xơ gan giai đoạn F1 khi các tế bào gan bắt đầu bị viêm. Gan của bạn phải tự cố gắng đảo ngược lại quá trình này nên hình thành sự xơ hóa. Ở giai đoạn này sự xơ hóa là chưa nhiều, nếu người bệnh được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, gan vẫn có thể hồi phục các chức năng và trở lại như bình thường. Tuy nhiên, ở giai đoạn này người bệnh thường chỉ cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng liệu, các biểu hiện khá “mơ hồ” chưa rõ ràng nên đa số người bệnh đến viện khi bệnh xơ gan đã ở các giai đoạn nặng hơn.

1.2 Xơ gan giai đoạn F2

Ở giai đoạn F2, khi các tế bào gan bị xơ hóa nhiều hơn, áp lực tĩnh mạch cửa đang tăng dần. Giai đoạn này cần kiểm soát và điều trị dứt điểm nguyên nhân gây bệnh thì mới có thể làm tăng cơ hội khỏi bệnh.

1.3 Xơ gan giai đoạn F3

Đến giai đoạn F3 cơ hội chữa khỏi bệnh càng ít hơn. Lúc này gan đã bị xơ hóa rất nhiều, lượng dịch tại ổ bụng tăng nhanh, người bệnh bắt đầu xuất hiện hiện tượng cổ trướng. Lúc này gan không thể trở lại bình thường, phải sử dụng thuốc để kiểm soát không cho gan xơ hóa sang giai đoạn cuối cùng, ghép gan thường được đề xuất để chữa khỏi bệnh. Ở giai đoạn này người bệnh thường có các biểu hiện xơ gan, cụ thể như ăn không ngon, mệt mỏi, vàng da, hồi hộp, thở nhanh, phù chân, ngứa.

1.4 Xơ gan giai đoạn F4

Xơ gan F4 hay còn gọi là xơ gan giai đoạn cuối. Khi này gan đã bị xơ hóa hoàn toàn. Người bệnh bắt đầu xuất hiện các biến chứng như xuất huyết tiêu hóa, bệnh não gan, tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Ngoài những biểu hiện giống ở xơ gan giai đoạn F3, người bệnh có thể xuất hiện một số biểu hiện đặc trưng như: sốt cao, viêm màng bụng, suy thận, lòng bàn tay son, mệt mỏi, buồn ngủ,…

Tiên lượng sự sống dành cho bệnh nhân xơ gan giai đoạn f4 vào lúc này thường không khả quan. Tuy nhiên, mỗi bệnh nhân khác nhau sẽ có tiên lượng khác nhau, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: liệu trình điều trị và khả năng đáp ứng của cơ thể. Đây cũng là lý do mà nhiều người đặt ra câu hỏi xơ gan F4 sống được bao lâu?

2. Vậy xơ gan F4 sống được bao lâu?

2.1. Biến chứng của xơ gan giai đoạn cuối

Những triệu chứng của xơ gan giai đoạn cuối và biến chứng nặng nề chính là minh chứng phác họa rõ nhất về mức độ nghiêm trọng của bệnh trong giai đoạn này.

Rất nhiều trường hợp xơ gan giai đoạn cuối phát sinh biến chứng xuất huyết do giãn tĩnh mạch tại thực quản. Hơn nữa, tỷ lệ tử vong của người bệnh khá cao trong lần xuất huyết đầu tiên (tử vong do xuất huyết tĩnh mạch tại thực quản).

Biến chứng nguy hiểm nhất của xơ gan giai đoạn cuối chính là ung thư gan, vì từ xơ gan giai đoạn F4 chuyển sang ung thư gan là rất nhanh. Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể được tiến hành phẫu thuật ghép gan giúp kéo dài sự sống thêm vài năm. Nhưng nếu không tìm được các biện pháp y khoa nào phù hợp thì người bệnh chỉ có thể sống thêm được tối đa 2 năm.

2.2. Xơ gan F4 sống được bao lâu?

Đối với xơ gan F4 sống được bao lâu? Câu trả lời là còn tùy thuộc vào mỗi bệnh nhân nhưng thông thường thời gian sống của người bị xơ gan giai đoạn f4 là khoảng 1 đến 3 năm với sự hỗ trợ của các liệu trình điều trị phù hợp. Tuy nhiên, trên thực tế cũng có rất nhiều bệnh nhân chỉ sống được khoảng 12 tháng tính từ thời điểm chẩn đoán xơ gan giai đoạn cuối. Vì vậy, điều trị xơ gan giai ngay từ giai đoạn sớm chính là mục tiêu cần được ưu tiên hàng đầu. Nếu được chẩn đoán xơ gan bạn nên tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm, tránh xơ gan tiến triển nặng hơn, biến chứng ung thư gan, dẫn tới nguy cơ tử vong.

3. Các phương án điều trị xơ gan giai đoạn cuối

Như đã nói, người bệnh bị xơ gan giai đoạn cuối chức năng gan không thể phồi phục trở lại như bình thường. Bệnh cũng không có khả năng chữa khỏi hoàn toàn. Các biện pháp được sử dụng sẽ giúp kiểm soát tình trạng gan đã bị xơ hóa, ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn, giúp người bệnh giảm bớt những đau đớn, khó chịu.

Hiện nay, một số phương pháp được sử dụng để điều trị xơ gan giai đoạn cuối gồm:

– Chọc dịch ổ bụng

– Sử dụng các loại thuốc, điều trị theo phác đồ

4. Một số gợi ý cho người bị xơ gan giai đoạn F4

Đối với bệnh nhân xơ gan F4, ngoài việc tuân thủ theo phác đồ điều trị của thì bệnh nhân cũng được khuyến cáo nên nâng cao sức đề kháng của cơ thể bằng một lối sống lành mạnh hơn, cụ thể:

– Bổ sung đầy đủ vitamin và chất xơ, chất chống oxy hóa trong thực đơn hằng ngày.

– Hạn chế sử dụng muối và các chất béo

– Thường xuyên rèn luyện cơ thể dưới sự theo dõi của bác sĩ

– Không làm các việc nặng, đòi hỏi gắng sức nhiều.

– Không sử dụng các loại thực phẩm chức năng, thuốc giảm đau, thảo dược khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.

KẾT LUẬN

Như vậy, có lẽ bài viết đã phần nào giúp bạn hiểu hơn: Người bị xơ gan F4 sống được bao lâu? Không thể khẳng định chính xác thời gian sống của người mắc bệnh xơ gan nói riêng và các bệnh lý khác nói chung vì còn phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố như: phác đồ, tình trạng bệnh, khả năng đáp ứng với thuốc hoặc các phương pháp phẫu thuật, cấy ghép trên cơ thể mỗi người bệnh.

Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo chung. Tùy từng tình trạng cụ thể của mỗi người, bác sĩ sẽ đưa ra những tư vấn phù hợp nhất cho bạn.Khi có các dấu hiệu nghi ngờ bệnh lý về gan, hay bạn đang mắc các bệnh lý gan mật, bạn nên đi thăm khám ngay để phát hiện và xử trí kịp thời, để có thể ngăn chặn được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Phát hiện sớm là “chìa khóa” giúp tăng cơ hội chữa khỏi bệnh, cũng như kéo dài thời gian sống. Vì vậy, đừng chủ quan mà bỏ lỡ “thời điểm vàng” chữa bệnh gan bạn nhé.

This post was last modified on %s = human-readable time difference 12:09

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 3/11/2024 theo tuổi: Xem số MAY MẮN giúp bạn ĐÓN LỘC

Con số may mắn hôm nay 3/11/2024 theo tuổi: Xem con số MAY MẮN giúp…

7 giờ ago

Tử vi Chủ nhật ngày 3/11/2024 của 12 con giáp: Thìn khôn ngoan, Dần may mắn

Tử vi Chủ nhật ngày 3/11/2024 của 12 con giáp: Rồng khôn, Hổ may mắn

7 giờ ago

Cảnh báo 4 con giáp đối diện với nguy cơ mất tiền hao của, tháng 11/2024 chớ vội đầu tư

Cảnh báo 4 con giáp đối mặt nguy cơ mất tiền, đừng vội đầu tư…

9 giờ ago

4 con giáp VƯỢT chông gai để LỘI NGƯỢC dòng xuất sắc cuối năm 2024, TIỀN của tràn vào nhà

4 con giáp VƯỢT gai để lội ngược dòng xuất sắc cuối năm 2024, tiền…

10 giờ ago

Tuần mới (4 – 10/11) ôm trọn may mắn, 3 con giáp mở mày mở mặt khi thăng hoa vượt kỳ vọng

Tuần mới (4 - 10/11) đón nhận may mắn, 3 con giáp mở mang tầm…

15 giờ ago

Cách giúp 12 con giáp đạp gió rẽ sóng, chinh phục đỉnh cao trong tháng 11/2024

Cách giúp 12 con giáp cưỡi sóng vượt gió chinh phục đỉnh cao tháng 11/2024

15 giờ ago