Categories: Tổng hợp

Hướng dẫn cách sơ cứu chó cắn từng bước một để hạn chế bị bệnh dại

Published by

Với người Việt Nam, chó là vật nuôi quen thuộc và gần gũi trong gia đình. Chó là thú cưng trung thành, khôn ngoan, quấn quýt với người nhưng vẫn có thể xảy ra nguy cơ bị cắn khi tiếp xúc hoặc đùa giỡn. Đáng lo lắng hiện nay, nhiều người chủ quan, không tiêm ngừa bệnh dại cho chó. Sẽ rất nguy hiểm nếu cún cưng chưa được tiêm phòng, mang vi rút bệnh dại và cắn người. Vậy khi bị chó cắn phải làm như thế nào? Hãy tìm hiểu bài viết dưới đây về hướng dẫn cách sơ cứu chó cắn từng bước một để hạn chế bị bệnh dại.

Việc cần làm ngay khi bị chó cắn

Ngay khi bị chó cắn, cần nhanh chóng rời khỏi khu vực nguy hiểm. Khi không còn mối đe dọa, phải xác định xem con chó đã được tiêm phòng bệnh dại hay chưa. Để xác định, có thể hỏi trực tiếp người chủ và yêu cầu xem các giấy tờ liên quan để xác nhận con chó thật sự đã tiêm phòng. (1)

Nếu con chó không có người đi cùng, hãy hỏi bất kỳ ai chứng kiến liệu họ có quen với chủ nhân con vật không.

Ngoài ra, người chủ cũng có nguy cơ bị chính chó của mình cắn. Do đó, hãy đảm bảo tiêm phòng bệnh dại cho vật nuôi đầy đủ.

Khi bị chó cắn cần sơ cứu vết thương đúng cách và đến bệnh viện để bác sĩ chỉ định điều trị thích hợp.

Hướng dẫn cách sơ cứu chó cắn theo từng bước

Nếu bị chó cắn, điều quan trọng phải xử lý vết thương ngay lập tức để giảm nguy cơ nhiễm vi khuẩn như bệnh dại, nhiễm trùng đe dọa đến tính mạng. Trong một số trường hợp, người bị cắn có thể tự thực hiện sơ cứu. Trong các trường hợp khác, bệnh nhân sẽ cần đến bệnh viện ngay lập tức.

Trong quá trình sơ cứu chó cắn, tuyệt đối không để vết thương trầy xước, bầm dập. Đặc biệt, không tùy tiện đắp thuốc nam lên vết thương. Sau khi sơ cứu, cần đưa nạn nhân đến bệnh viện để bác sĩ khám và có chỉ định điều trị thích hợp.

Sau đây là các trường hợp cụ thể để sơ cấp cứu khi chó cắn:

Đối với vết thương không rách da

  1. Rửa sạch vết cắn bằng nước ấm và xà phòng dịu nhẹ.
  2. Quấn băng bằng vải sạch.
  3. Đến trung tâm y tế gần nhất.

Đối với vết thương rách da

  1. Rửa sạch khu vực bị cắn ngay lập tức bằng nước ấm, sạch và xà phòng dịu nhẹ, không mùi.
  2. Nhẹ nhàng tạo một áp lực nhỏ lên khu vực bị cắn giúp loại bỏ tạp khuẩn.
  3. Đặt một miếng vải sạch lên vết thương.
  4. Quấn bằng băng sạch.

Đối với vết thương chảy máu

  1. Rửa sạch khu vực bị cắn ngay lập tức bằng nước ấm, sạch và xà phòng dịu nhẹ, không mùi.
  2. Đắp một miếng vải sạch lên vết thương và ấn nhẹ xuống để máu ngừng chảy.
  3. Băng lại.

Tất cả các vết thương do chó cắn, kể cả những vết thương nhỏ, đều phải được theo dõi để phát hiện các dấu hiệu nhiễm trùng cho đến khi vết thương lành hẳn. (2)

Kiểm tra vết cắn thường xuyên nếu xuất hiện các tình trạng sau:

  • Sưng đỏ.
  • Bệnh nhân cảm thấy nóng rát ở khu vực bị cắn.
  • Khu vực bị cắn đau khi chạm vào.

Hãy đến bệnh viện nếu bị cắn bởi một con chó lạ, vết cắn sâu, không thể cầm máu hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng (đỏ, sưng tấy, nóng rát, mủ). Vì vết thương do chó cắn sẽ gây nhiễm trùng nên cần được bác sĩ điều trị kịp thời.

Bị chó cắn nguy hiểm như thế nào?

Bị chó cắn có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm bao gồm nhiễm trùng, bệnh dại, tổn thương thần kinh hoặc cơ…

Nhiễm trùng

Các vi khuẩn sống trong miệng bất kỳ con chó nào bao gồm:

  • Tụ cầu.
  • Tụ huyết trùng.
  • Capnocytophaga.

Chó mang vi trùng MRSA, lây nhiễm vào cơ thể người khi vết cắn làm rách da. Nguy cơ nhiễm trùng cao hơn ở những bệnh nhân có hệ thống miễn dịch suy yếu hoặc mắc bệnh tiểu đường. Nếu bị chó cắn và nhận thấy các dấu hiệu nhiễm trùng, hãy đến bệnh viện ngay.

Tổn thương thần kinh và cơ

Vết chó cắn sâu có thể gây tổn thương dây thần kinh, cơ và mạch máu dưới da. Điều này xảy ra ngay cả vết thương nhỏ.

Gãy xương

Vết cắn từ chó lớn có thể dẫn đến gãy xương, đặc biệt ở chân, bàn chân hoặc bàn tay. Vì thế, ngay khi bị chó cắn hãy đến bệnh viện nếu nghi ngờ gãy xương.

Bệnh dại

Bệnh dại do vi rút gây nên, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống thần kinh trung ương. Nếu không được điều trị có thể dẫn đến tử vong trong vài ngày sau khi nhiễm bệnh.

Để giảm nguy cơ mắc bệnh dại, khi bị chó cắn đến bệnh viện lập tức dù không biết hoặc rõ về lịch sử tiêm phòng của vật nuôi.

Uốn ván

Uốn ván là bệnh do vi khuẩn gây ra, bệnh không phổ biến ở trẻ em nhờ được tiêm vắc xin uốn ván nhưng ở người lớn vẫn bị nhiều. Vì thế để phòng tránh bệnh uốn ván mọi người nên tiêm vắc xin và người lớn nên tiêm mũi nhắc lại cách 5 năm 1 lần.

Sẹo

Nếu bị chó cắn rách da có thể để lại sẹo, sẹo sẽ giảm dần theo thời gian. Một số trường hợp, sẹo sâu hoặc xuất hiện ở vùng dễ thấy như mặt, có thể điều trị bằng các thủ thuật y khoa như ghép da hoặc phẫu thuật thẩm mỹ.

Tử vong

Tại Việt Nam, từ năm 2010 đến tháng 9/2022 có 106 người tử vong vì bệnh dại (trung bình 82 người/năm). Cả nước có khoảng 500.000 người bị chó cắn mỗi năm, phải đi điều trị dự phòng, gây thiệt hại khoảng 700 tỷ đồng.

Chăm sóc y tế khi chó cắn

Khi đến bệnh viện bác sĩ sẽ xem qua vết thương, hỏi cách bệnh nhân sơ cứu, lịch sử tiêm phòng của nạn nhân và con chó. Sau đó, bác sĩ làm sạch vết thương lần nữa, kê đơn thuốc, để tránh nhiễm trùng. Nếu bệnh nhân chưa tiêm phòng có hoặc kết quả dương tính với vi rút gây bệnh dại hoặc uốn ván, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm. (3)

Trường hợp, vết cắn hở, chảy máu bác sĩ sẽ khâu vết thương. Nếu nghiêm trọng hơn dư rách da, bác sĩ cần tiến hành phẫu thuật. Sử dụng phương pháp ghép da để thay thế phần da đã mất hoặc tổn thương bằng cách tạo một vạt da bằng mô xung quanh để đảm bảo vết thương lành hoàn toàn.

Tiêm vắc xin phòng bệnh dại để giảm nguy cơ mắc dại nếu không may bị chó cắn

Tiêm vaccine phòng dại khi bị chó cắn

Nếu vết cắn nhẹ, xa thần kinh trung ương

Tiến hành tiêm phòng uốn ván và theo dõi con vật đã cắn. Vết thương do chó cắn đa phần làm rách da, dễ nhiễm khuẩn, đặc biệt là loại vi rút bệnh dại từ nước bọt và vi rút uốn ván từ móng của chó. Nếu sau 10 ngày, con vật vẫn bình thường thì khi cắn người nó vẫn chưa bị dại, không thể lây bệnh sang người. Tuy nhiên, trong thời gian theo dõi, phát hiện con vật bệnh, chết (với bất cứ nguyên nhân nào) hoặc bỏ đi thì cần tiêm phòng ngay.

Nếu bị cắn nhiều chỗ hoặc gần thần kinh trung ương

Nếu bị chó cắn ở đầu, mặt, cổ, vai; vùng gần tủy sống như hậu môn, cơ quan sinh dục… phải nhanh chóng tiêm vacxin phòng dại và huyết thanh kháng dại, dù con vật có bị dại hay không. Nếu như tiêm trễ, hiệu quả phòng bệnh của vắc xin sẽ giảm hoặc không còn tác dụng.

Ngoài ra, với những người có nguy cơ nhiễm virus dại như: nhân viên thú y, chăm sóc thú rừng, làm trong phòng thí nghiệm có tiếp xúc với virus dại… cần được tiêm vắc xin phòng bệnh dại.

Khi chó mắc bệnh dại, trong tuyến nước bọt, các dây thần kinh và các bộ phận khác sẽ có vi rút của mầm bệnh nên rất nguy hiểm. Do đó, không được tiếp xúc trực tiếp và không làm thức ăn cho người.

Nên rọ mõm cho cún cưng khi ra ngoài để bảo vệ bản thân và mọi người xung quanh

Cách phòng ngừa chó cắn

Để phòng ngừa chó tấn công, mọi người nên thực hiện các cách sau đây:

  • Không hoảng sợ hoặc bỏ chạy nếu chó đuổi theo: Cố gắng giữ khoảng cách và đối mặt với nó, điều này làm cảm chó cảm thấy đối tượng trước mặt có sức mạnh hơn nó. Nếu con chó xô ngã, hãy cuộn tròn người thành quả bóng, đầu cúi xuống và hai tay che tai và cổ.
  • Không tiếp cận chó lạ nơi công cộng mà không có chủ: Không nên vuốt ve chó lạ vì không biết chó hiền hay dữ. Nếu con vật đến gần, hãy đứng yên và không thực bất kỳ chuyển động đột ngột nào.
  • Theo dõi các dấu hiệu nguy hiểm: Khi con chó có biểu hiện nhe răng, gầm, sủa và tai hoặc lông dựng thẳng đứng, cụp đuôi vào giữa hai chân và ngáp lớn, lúc này không nên tiếp cận vì sẽ tạo ra mối nguy hiểm cho bạn.
  • Báo cáo chó đi lạc: Nếu thấy chó lang thang nơi công cộng, bạn nên báo với cơ quan kiểm soát động vật ở địa phương hoặc tổ chức nhân đạo.

Khoa Cấp cứu, Hệ thống BVĐK Tâm Anh luôn túc trực 24/7 để kịp thời cấp cứu người bệnh trong nhiều trường hợp như: chó cắn, rết cắn ngộ độc, té ngã, suy hô hấp, suy đa cơ quan, hôn mê, nhiễm trùng huyết nặng,… Các bác sĩ khoa Cấp cứu tại BVĐK Tâm Anh với sự nhiệt huyết, tận tâm, chuyên nghiệp và được đầu tư trang thiết bị hiện đại sẽ giúp người bệnh sớm phục hồi và hạn chế di chứng.

Chó cắn không chỉ làm rách da, chảy máu mà con có nguy cơ mắc bệnh dại hoặc uốn ván. Do đó, mỗi người nên chủ động tiêm phòng bệnh dại, uốn ván để tránh mắc các bệnh nguy hiểm nếu không may chó tấn công. Nếu nuôi chó cần tiến hành xích, nhốt hoặc rọ mõm, tránh để con vật chạy rông và ngoài ra phải tiêm phòng dại cho vật nuôi theo quy định. Quan trọng, mỗi người và cả người nuôi nên nắm rõ cách sơ cứu chó cắn và kịp thời đến bệnh viện để tránh hậu quả đáng tiếc.

This post was last modified on 04/01/2024 19:54

Published by

Bài đăng mới nhất

Tử vi tháng 12/2024 tuổi Sửu âm lịch: Vận trình trì trệ, vẫn còn nhiều nỗi lắng lo

Tử vi tháng 12/2024 Bính Sửu: Tiến độ trì trệ, còn nhiều lo lắng

2 giờ ago

Năm 2025: 3 tuổi Thần TÀI gọi tên, đón vận may tài lộc BÙNG nổ, cơ hội làm GIÀU không thể bỏ LỠ!

Năm 2025: Thần Tài 3 tuổi triệu hồi, đón lộc phát tài Bùng Nổ, cơ…

4 giờ ago

Tử vi tháng 12/2024 tuổi Tý âm lịch: Cuối năm hối hả, nhìn đâu cũng thấy cơ hội

Tử vi tháng 12/2024 Canh Tý: Cuối năm bận rộn, nhìn đâu cũng thấy cơ…

6 giờ ago

Top 3 con giáp SỐ ĐỎ tha hồ khai thác vận may giữa tuần (20-22/11)

Top 3 con giáp có SỐ ĐỎ tha hồ khai thác vận may giữa tuần…

8 giờ ago

Vận mệnh người tuổi Thìn theo cung hoàng đạo: Bạn tham vọng hay an phận thủ thường?

Vận mệnh người tuổi Thìn theo cung hoàng đạo: Bạn có tham vọng hay thích…

8 giờ ago