Mật ong bị đóng đường hay mật ong bị kết tinh là hiện tượng thường xuyên xảy ra ở mật ong. Tuy nhiên, không phải người tiêu dùng nào cũng biết hiện tượng này thực chất là gì?
Và thường nghi ngại là mật ong của mình đã bị hỏng hoặc mua nhầm mật ong giả, kém chất lượng. Để giải đáp lý do tại sao mật ong bị đóng đường, chúng ta cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây bạn nhé!
Bạn đang xem: Tại sao mật ong bị đóng đường? Mật ong kết tinh có sao không?
Nguyên nhân mật ong bị đóng đường
Thành phần của mật ong
Dù là mật ong rừng hay mật ong nuôi thì thành phần chính vẫn là đường, gồm 31% đường glucose và 38,5% đường fructozo. Khi bảo quản ở trong nhiệt độ dưới 20 độ C, nước và đường có trong mật ong sẽ bị bão hòa và xuất hiện hiện tượng kết tinh (dân gian còn gọi là đóng đường).
Đồng thời, lượng đường glucose trong nguyên liệu thiên nhiên này khi bị tách nước sẽ tạo thành những hạt li ti rồi lắng xuống đáy chai hoặc nổi lên bề mặt. Điều này đồng nghĩa với việc mật ong chứa càng nhiều glucose thì mức độ kết tinh cũng sẽ càng cao.
Như vậy, mật ong để lâu bị đóng đường, mật ong bỏ tủ lạnh bị đóng đường là hiện tượng hoàn toàn tự nhiên, mật ong nguyên chất vẫn bị đóng đường như thường.
Nhiệt độ bảo quản
Nhiệt độ thích hợp để bảo quản mật ong là nhiệt độ phòng khoảng từ 21- 26 độ C. Nếu bảo quản trong nhiệt độ cao hoặc thấp hơn sẽ dễ khiến mật ong nhanh hỏng, dễ biến chất gây sẫm màu và mất hương vị thơm ngon đặc trưng.
Khi bạn bảo quản mật ong ở nhiệt độ từ 15-20 độ C thì hiện tượng mật ong bị đóng đường hay kết tinh ở phần đáy chai chắc chắn sẽ xảy ra. Nhiệt độ bảo quản mật ong hoàn hảo nhất đó là dưới 10 độ C.
Nguồn hoa lấy mật và lượng phấn có trong mật
Xem thêm : Nồng độ cồn 0,5 bị phạt bao nhiêu tiền đối với ô tô
Tùy vào loại hoa khác nhau mà mật ong sẽ có thời gian kết tinh khác nhau. Một số loại mật như: Mật ong hoa cà phê, mật ong hoa nhãn sẽ khó kết tinh hơn mật ong hoa cúc quỳ hay hoa keo.
Mật ong nguyên chất khi chưa qua quy trình xử lý công nghiệp sẽ không thể loại bỏ hoàn toàn phấn hoa. Đây cũng chính là yếu tố tạo thành lớp đường trong mật ong.
Còn với mật ong đã được xử lý và được bán ra ngoài thị trường thì thường ít bị kết tinh hơn, do đã trải qua quá trình.
Những thông tin trên chắc hẳn đã giải đáp câu hỏi tại sao mật ong bị đóng đường, mật ong bị đóng đường là thật hay giả của nhiều người dùng rồi đúng không. Vậy mật ong bị đóng đường phải làm sao, có sử dụng được không?
Mật ong bị đóng đường có sử dụng được không?
Như đã nói ở trên, mật ong bị đóng đường là hiện tượng hoàn toàn bình thường, xảy ra do các yếu tố tự nhiên như: Nhiệt độ, thành phần của mật ong môi trường bảo quản,…
Vì vậy, dù mật ong bị đóng đường nhưng nếu biết cách xử lý thì hoàn toàn có thể sử dụng được bình thường.
Cách xử lý mật ong bị đóng đường
Cách làm tan mật ong bị đóng đường tại nhà rất đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện một vào thao tác cơ bản dưới đây là được.
- Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 1 cái chậu vừa đủ để đựng hũ mật ong
- 2 lít nước ấm khoảng 60 độ C
- Cách thực hiện:
- Bước 1: Bạn bịt hoặc vặn chặt dụng cụ đựng mật ong, sau đó ngâm phần mật ong bị đóng đường vào chậu nước ấm đã chuẩn bị.
- Bước 2: Đổ nước ấm ngập phần mật ong bị đóng đường rồi đảo chiều của lọ mật ong thường xuyên để hơi nóng lan tỏa đều trong hũ mật.
- Bước 3: Nếu sau nước trong chậu đã nguội mà phần đóng đường vẫn chưa tan, thì bạn đổ nước nguội đi và thay nước nóng mới vào.
- Bước 4: Sau mỗi lần thay nước, bạn chú ý lau khô phần nắp chai và mở nắp ra để không khí bên trong thoát bớt, rồi mới vặn chặt vào ngâm tiếp.
Xem thêm : 6 sự thật chẳng ai biết về những người chỉ chiếm 10% dân số thế giới
Ngoài ra, trong quá trình thực hiện, bạn tuyệt đối không đun sôi, không sử dụng lò vi sóng và không phơi mật ong bị kết tinh dưới ánh nắng mặt trời.
Cách bảo quản mật ong sau khi xử lý
Mật ong bị đóng đường sau khi được xử lý trở về trạng thái ban đầu, bạn nên rót mật ra lọ thủy tinh hoặc hũ nhựa có miệng rộng để bảo quản.
Trong trường hợp, mật ong bị đóng đường lần hai chúng ta chỉ thực hiện rã đông nốt lần này. Bởi mật ong nếu ngâm đi ngâm lại trong nước ấm sẽ bị biến chất, thay đổi hương vị và không còn giữ được nhiều chất dinh dưỡng.
Cách phân biệt mật ong giả bị đóng đường
Hiện nay, có một số cơ sở, đơn vị kinh doanh mật ong vì ham lợi mà độn nước đường, mạch nha, chất tạo ngọt hoặc phèn chua vào mật ong. Việc này, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người tiêu dùng khi sử dụng.
Để phân biệt mật ong giả bị đóng đường, bạn có thể tham khảo một số cách thực hiện dưới đây:
- Nếu là mật ong giả, kém chất lượng thì phần đường kết tinh sẽ đóng thành một mảng lớn và rất cứng ở bên dưới đáy chai. Còn mật ong thật khi bị đóng đường sẽ tạo thành những hạt nhỏ li ti.
- Đường kết tinh của mật ong giả rất khó tan, dù bạn bỏ vào nước nóng cũng không tan được.
Tạm kết
Như vậy, những chia sẻ của bài viết ngày hôm nay chắc hẳn đã giúp người dùng giải đáp câu hỏi mật ong rừng có bị đóng đường không, mật ong thật có bị đóng đường không?
Mong rằng thông tin trên sẽ cung cấp cho bạn những hiểu biết mới và biết cách bảo quản mật ong không bị đóng đường. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo của Tiệm phố núi!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp