Categories: Tổng hợp

Ý nghĩa và nguồn gốc ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 Âm lịch

Published by

Giỗ Tổ Hùng Vương không chỉ là một trong những ngày lễ trọng đại của dân tộc mà đây còn là dịp để con cháu bày tỏ lòng biết ơn với các vị vua Hùng có công xây dựng và bảo vệ đất nước.

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương hay còn gọi là “Lễ hội Đền Hùng” là một ngày lễ lớn của người Việt Nam. Đây là ngày để tất cả mọi người đều tận hưởng được giá trị của sự bình yên và sự hy sinh của những người đã có công cùng các Vua Hùng dựng nước và giữ nước.

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương nhằm tưởng nhớ công lao của các vị Vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước.

Mặc dù đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử, với nhiều biến động thăng trầm nhưng truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của người Việt không bao giờ thay đổi. Ngày lễ Giỗ Tổ Hùng Vương chính là một minh chứng hùng hồn cho điều đó.

Như Bác Hồ đã từng viết: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước”. Truyền thống dựng nước và giữ nước từ nghìn đời xưa luôn được thế hệ người Việt giữ gìn và kế thừa.

Nhân dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất non sông một dải 30/4, chúng ta càng thêm tự hào về nguồn gốc “Con Rồng Cháu Tiên” của người Việt.

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ Ngày Giỗ tổ mùng 10 tháng 3″

Nguồn gốc của ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” kể lại rằng: Kinh Dương Vương sinh một con trai, sau nối ngôi vua cha niên hiệu là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy Âu Cơ sinh ra một bọc trăm trứng nở ra một trăm người con là tổ tiên của người Bách Việt.

Sự tích “Con Rồng cháu Tiên” về tổ tiên của người Việt.

50 người con theo mẹ lên núi, 50 người con theo cha về miền biển. Lạc Long Quân phong cho con trưởng Hùng Vương nối ngôi, làm vua. Trải qua 18 đời, Hùng Vương thứ 18 đã nhường ngôi cho Thục Phán – An Dương Vương.

Theo truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên, Lạc Long Âu lấy Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, nở thành trăm người con: 50 con theo mẹ lên rừng, 50 con theo cha xuống biển. Lạc Long Quân phong con trưởng Hùng Vương làm vua, kể từ đó trải qua 18 đời vua Hùng.

Để ghi nhớ công ơn của các Vua Hùng có công khai thiên, lập địa, vua Lê Thánh Tông năm 1470 và đời vua Lê Kính Tông năm 1601 sao chép đóng dấu kiềm để tại Đền Hùng, chọn ngày 11 và 12 tháng 3 âm lịch làm ngày giỗ Tổ Hùng Vương. Đến thời nhà Nguyễn – năm Khải Định thứ 2 chính thức chọn ngày 10 tháng 3 Âm lịch làm ngày giỗ Tổ Hùng Vương để tưởng nhớ các Vua Hùng và nhắc nhở mọi người Việt Nam cùng tưởng nhớ thờ cúng Tổ tiên.

Ý nghĩa của ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 Âm lịch

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 Âm lịch chính là nhắc nhở con cháu nhớ về cội nguồn, công ơn của những người đi trước. Hàng năm, cứ vào ngày này thì người dân Việt Nam dù đang ở đâu cũng cùng nhau hướng về cội nguồn dân tộc.

Theo tục lệ hàng năm, ngày Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức tại Đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ. Đây là dịp con cháu từ mọi miền đất nước trở về bày tỏ lòng biết ơn với tổ tiên, cội nguồn.

Vào ngày 6/12/2012, ý nghĩa của ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đã được cả thế giới biết đến khi UNESCO công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” là một Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Giờ đây, ý nghĩa ngày Giỗ tổ Hùng Vương 10/3 không chỉ thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc mà còn là niềm tự hào của người Việt trước bạn bè quốc tế.

Kể từ năm 2007, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã chính thức công nhận Giỗ tổ Hùng Vương là Quốc lễ.

Nghi thức tế lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Vì ý nghĩa của ngày Giỗ tổ Hùng Vương 10/3 là đặc biệt quan trọng nên những nghi thức được tiến hành khá cầu kỳ. Khi tế lễ Hùng Vương thường có âm nhạc, lễ vật, một ban tế lễ gồm những người có chức sắc được làm chủ tế.

Lễ rước kiệu tại Lễ hội Đền Hùng.

Ngoài ra trong ngày Giỗ tổ Hùng Vương, người ta thường trang trí thêm cờ xí, nhạc lễ, phẩm phục, phẩm vật tế lễ. Những loại phẩm vật thường dùng là bò, dê, heo, hoa quả, bánh chưng, bánh giầy, xôi, chè, kẹo,…

Vào dịp lễ Giỗ tổ Hùng Vương, bạn có thể đến thăm Đền Hùng ở Phú Thọ để tướng nhớ các vị Vua Hùng và giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Lễ Giỗ tổ thường gồm 2 phần là phần lễ và phần hội. Phần lễ bao gồm:

– Lễ rước kiệu: Gồm có nhiều cờ, lọng, hoa, kiệu và trang phục truyền thống đầy màu sắc. Từng đoàn rước kiệu xuất phát từ dưới chân núi, rồi đi qua các đền để đến Đền Thượng.

– Lễ tế và dâng hương tại Đền Thượng: Thực hiện lễ cúng tế sau đó, mỗi người đều thắp lên đền vài nén hương để cầu nguyện tâm niệm của mình với tổ tiên, vì mỗi nắm đất và gốc cây nơi này đều linh thiêng.

Sau khi phần lễ tiến hành xong thì phần hội sẽ được bắt đầu với nhiều trò chơi dân gian khác nhau được tổ chức như thi hát xoan, thi vật, bơi chải (ở ngã ba sông Bạch Hạc), kéo co…

This post was last modified on %s = human-readable time difference 08:08

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 3/11/2024 theo tuổi: Xem số MAY MẮN giúp bạn ĐÓN LỘC

Con số may mắn hôm nay 3/11/2024 theo tuổi: Xem con số MAY MẮN giúp…

7 giờ ago

Tử vi Chủ nhật ngày 3/11/2024 của 12 con giáp: Thìn khôn ngoan, Dần may mắn

Tử vi Chủ nhật ngày 3/11/2024 của 12 con giáp: Rồng khôn, Hổ may mắn

7 giờ ago

Cảnh báo 4 con giáp đối diện với nguy cơ mất tiền hao của, tháng 11/2024 chớ vội đầu tư

Cảnh báo 4 con giáp đối mặt nguy cơ mất tiền, đừng vội đầu tư…

9 giờ ago

4 con giáp VƯỢT chông gai để LỘI NGƯỢC dòng xuất sắc cuối năm 2024, TIỀN của tràn vào nhà

4 con giáp VƯỢT gai để lội ngược dòng xuất sắc cuối năm 2024, tiền…

9 giờ ago

Tuần mới (4 – 10/11) ôm trọn may mắn, 3 con giáp mở mày mở mặt khi thăng hoa vượt kỳ vọng

Tuần mới (4 - 10/11) đón nhận may mắn, 3 con giáp mở mang tầm…

15 giờ ago

Cách giúp 12 con giáp đạp gió rẽ sóng, chinh phục đỉnh cao trong tháng 11/2024

Cách giúp 12 con giáp cưỡi sóng vượt gió chinh phục đỉnh cao tháng 11/2024

15 giờ ago