Ăn bánh mì sandwich có béo không là câu hỏi khiến nhiều tín đồ giảm cân hoang mang. Thế nhưng, nếu tường tận bản chất của vấn đề này thì bạn có thể thở phào nhẹ nhõm.
1. Ăn bánh mì sandwich có béo không? Giải đáp chính xác
Để làm rõ nghi vấn này, trước tiên cần xác định lượng calo có trong loại bánh sandwich mà mình sử dụng. Sau đó,dựa vào con số vừa tính toán được để đánh giá nguy cơ gây tăng cân của thực phẩm.
Bạn đang xem: Ăn bánh mì sandwich có béo không? Giải đáp chính xác nhất
1.1 Bánh mì sandwich bao nhiêu calo?
Bánh sandwich thường được làm từ 2 thành phần là vỏ bánh và topping. Ngoài ra, 1 số người còn có thói quen dùng chay, tức là chỉ sử dụng duy nhất vỏ bánh thuần túy.
Hãy dựa vào bảng calo chi tiết của các nguyên liệu có thể được dùng trong khâu hoàn thiện đó. Sau đó, căn cứ vào thông tin này để lần ra mức năng lượng cụ thể cho từng TH:
Thành phần
Lượng calo/100g
Vỏ
Sandwich đen
230
Sandwich gạo lứt
250
Sandwich mix vừng
255
Sandwich nguyên cám
260
Sandwich trắng
275
Topping
Phô mai
402
Xúc xích
300
Thịt nguội
145
Rau củ quả
65
Trứng
155
Cá hồi
208
Cá ngừ
130
Thịt lợn
242
Thịt gà
239
Thịt bò
250
Tôm
99
Tương ớt
11
Sốt mayonnaise
680
Xem thêm : Sữa Đậu Xanh Có Tác Dụng Gì? Uống Mỗi Ngày Có Tốt Không?
Bơ thực vật
717
Dầu oliu
884
Ví dụ: Nếu dùng 2 lát bánh mì trắng (25g/lát), 30g rau củ, 50g thịt nguội, 10g tương ớt, 20g sốt mayonnaise thì lượng calo trong thành phẩm sẽ là: (25×2/100)x275 + 30/100×65 + 50/100×145+ 10/100×11 + 20/100×680 = 366,6 calo.
1.2 Ăn sandwich nào thì béo?
Dựa vào bảng calo ở mục 1.1, bạn có thể nhận ra những cái tên nguy hiểm nhất về mức calo là: dầu bơ thực vật, sốt mayonnaise, dầu oliu, phô mai, xúc xích, các loại thịt, bánh mì trắng.
Trong đó, chỉ có dầu oliu là thường được dùng với số lượng cực hạn chế. Các thành phần còn lại đều khá đáng ngại nếu dùng với số lượng lớn, thường xuyên và liên tục.
Như vậy, những loại bánh sandwich dễ gây “phát phì” bao gồm: bánh sandwich trắng kẹp phô mai, sandwich kẹp xúc xích, sandwich kẹp thịt và phủ sốt mayonnaise,… Ngoài ra, những loại sandwich nào càng tích hợp nhiều loại nhân thì định mức calo cũng tăng lên theo cấp số cộng.
2. Cách ăn bánh mì sandwich không lo mập béo
2.1 Lựa chọn bánh và topping
Như đã chia sẻ ở trên, việc chọn phần vỏ và loại topping chi phối rất nhiều đến mức năng lượng đính kèm trong thành phẩm.
Điều này cũng có nghĩa là nếu hướng đến những thành phần có lượng calo không đáng kể thì sẽ không cần phải quá lo ngại khi thưởng thức.
Ví dụ: Hãy “thế chân” bánh mì trắng bằng bánh mì lúa mạch đen. Cùng với đó, ưu tiên các loại topping healthy như: cá hồi, tôm, trứng,,… Như vậy, có thể thỏa sức thưởng thức món mà không phải nâng lên đặt xuống vì lo sợ tăng cân.
2.2 Chọn thời điểm thích hợp để ăn
Nếu ăn tùy hứng, bất kể ngày giờ thì chắc chắn sau này sẽ lãnh đủ. Thực tế cho thấy càng thưởng thức món vào cuối ngày thì mức năng lượng dư thừa sau dung nạp càng cao. Do cơ thể không khai thác hết lượng calo giải phóng ra. Kết quả là chúng sẽ chuyển sang trạng thái tích lũy, khiến bạn phì nộm lên trông thấy.
Bởi vậy, hãy ưu tiên dùng đồ ăn này vào bữa điểm tâm hoặc bữa trưa để loại trừ nguy cơ bạn nhé!
2.3 Uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh
Việc uống nước và ăn nhiều rau xanh là nhằm 2 mục đích.
- Thứ nhất, sự hiện diện của 2 thành phần này sẽ làm giảm lượng bánh mà bạn đưa vào cơ thể. Calo trong nước chạm ngưỡng zero, còn calo trong rau xanh thì cực thấp. Chẳng phải lo ngại gì về việc tích lũy mỡ thừa.
- Thứ hai, nước và rau đều giúp tăng cường chuyển hóa, đào thải mỡ thừa, độc tố. Vậy nên, rất có lợi cho hành trình giảm cân.
2.4 Vận động và tập luyện đều đặn
Nếu thấy 1 người ăn bánh sandwich nhiều, nhưng vẫn giữ được vóc dáng thì rất có thể họ đang tập luyện tích cực. Dù bạn có dung nạp lượng calo cao thì cũng bốc hơi bằng sạch. Vậy nên, nếu không muốn kiêng khem vất vả thì bạn có thể tham khảo gợi ý này.
3. Tự làm bánh mì sandwich tại nhà để ăn giảm cân
Thay vì chốt đơn ở xe bán bánh mì lưu động, tự làm sandwich tại nhà mới là gợi ý #1 dành cho những ai mê món ngon này
3.1 Chuẩn bị nguyên liệu
- Bánh sandwich lúa mạch đen: 2 lát
- Lườn cá hồi tươi: 1 lạng
- Dưa leo: 1 quả
- Phô mai tươi: 10g
- Dầu oliu: 5ml
- Rau thơm: 30g
- Gia vị khác: tiêu, muối,…
3.2 Các bước làm
- Cá hồi rửa sạch trong dung dịch nước muối gừng, tráng lại, xắt thành từng lát mỏng.
- Làm nóng bánh trong 5′ ở nền nhiệt 170 độ C. Thêm phô mai vào lát bánh, thêm dưa leo, cá hồi, rau thơm, dầu oliu rồi rắc chút tiêu, muối. Tiếp đến phủ lát bánh còn lại lên trên cùng rồi kẹp chặt là có thể thưởng thức.
Qua phân tích của xebanhmithonhiky.vn, hẳn bạn đã hiểu việc ăn bánh mì sandwich có béo không là vấn đề mang tính chủ quan nhiều hơn. Bạn hoàn toàn có thể “control” điều này thông qua việc điều chỉnh cách sử dụng món sao cho hợp lý.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp