Ăn bánh tráng có mập không? Thực đơn ăn không lo tăng cân

Ăn bánh tráng có mập không? còn tùy thuộc vào lượng và loại bánh tráng mà bạn dùng, trong bánh tráng có hàm lượng calo trung bình, nếu sử dụng đúng cách có thể giúp bạn giảm được cân. 4 Thực đơn ăn bánh tráng không lo tăng cân như: cách ăn làm nướng không lo mập, cách ăn bánh tráng muối tắc, ăn bánh tráng mắm ruốc mè nướng không tăng cân.

I/ Bánh tráng trộn bao nhiêu calo?

Bánh tráng là nguyên liệu phổ biến được sử dụng để làm ra nhiều món ăn hấp dẫn. Bánh tráng chủ yếu làm từ bột gạo pha loãng hoặc một số trường hợp sử dụng bột sắn, bột khoai,….

Từ bánh tráng trắng chế biến thành vô số các loại bánh tráng ăn vặt như: Bánh tráng trộn, nướng, chấm muối, chuối, nhúng, gạo, rau,…

Đối với bánh tráng trộn có thêm một số nguyên liệu khách như: Trứng cút, lạc, bò khô, xoài,… thành phần dinh dưỡng cũng được bổ sung thêm chất xơ, vitamin, chất khoáng, nước.

BẠN BĂN KHOĂN ĂN BÁNH TRÁNG CÓ MẬP HAY KHÔNG ???

Nhanh tay click để nhận mức phí ưu đãi sập sàn !

Xem thêm: Thực đơn giảm 10kg trong 1 tuần cấp tốc cho chị em

II/ Ăn bánh tráng có mập không?

III/ Thực đơn ăn bánh tráng ăn vặt không lo tăng cân

Từ một miếng bánh tráng trắng mỏng phơi sương sẽ chế biến thành các món ăn bánh tráng đa dạng như: Bánh tráng cay và sate, bơ, mì và sữa,… Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn ăn loại bánh tráng phù hợp để không gây béo phì.

Dựa vào bảng thành phần dinh dưỡng, bạn có thể tham khảo 4 cách dưới đây vừa an toàn vừa không lo tăng cân khi ăn loại bánh này:

3.1 Cách ăn bánh tráng nướng không mập

Để có thể giảm chất béo và hàm lượng calo, bạn nên tự làm bánh tráng nướng sẽ vừa đảm bảo vệ sinh vừa thơm ngon.

Tham khảo ngay công thức làm bánh tráng nướng đơn giản tại nhà ăn mà không lo mập hay béo.

➢ Nguyên liệu: Chảo chống dính, Bánh tráng nhúng, trứng cút, Bò khô, Hành lá, Tương ớt

Cách làm bánh tráng nướng:

  • Cho bánh tráng vào chảo
  • Đập 1 quả trứng cút cùng một chút hành lá lên bánh tráng dàn đều
  • Khi trứng chín bỏ thêm bò khô, để khoảng 2 phút thì tắt bếp
  • Cho thêm tương ớt và gập đôi bánh tráng nướng là ăn được

3.2 Cách ăn bánh tráng muối tắc

Bánh tráng muối là món ăn khoái khẩu của nhiều người, bởi đơn giản, dễ làm, không cần chế biến mất thời gian. Để thưởng thức món ăn này với muối tôm và tắc, có thể áp dụng hai cách sau đây.

  • Cách thứ nhất, bạn có thể xé bánh tráng thành các miếng nhỏ vừa miệng, sau đó thêm muối tôm Tây Ninh và tắc vào trộn đều.
  • Cách thứ hai, bạn có thể chuẩn bị một chén muối tôm và thêm tắc vào, sau đó cuộn tròn bánh tráng lại và dùng để nhai.

Hai cách này đều mang lại hương vị độc đáo và thơm ngon của muối tôm và tắc, kết hợp cùng với sự giòn tan của bánh tráng, tạo nên một món ăn nhẹ nhàng và hấp dẫn.

3.3 Ăn bánh tráng mắm ruốc

Bánh tráng với mắm ruốc là cách ăn được bắt nguồn từ người miền Nam. Sau đó, dần phổ biến và được rất nhiều người ưa chuộng.

Cách ăn này mặc dù có hơi lạ nhưng trong mắm ruốc có nhiều chất dinh dưỡng và cả chất xơ không gây tăng cân.

Cách làm bánh tráng ăn với mắm ruốc:

  • Nướng bánh bằng than hoặc cho chảo khoảng 4 – 5 phút thì chín
  • Cắt bánh tráng thành miếng tam giác hoặc vuông
  • Khi ăn chấm cùng với một chút mắm ruốc tôm hoặc mắm ruốc tép mùi vị sẽ thơm ngon hơn

Xem thêm: 7 Cách giảm mỡ mặt và giảm béo mặt an toàn, hiệu quả

3.4 Mẹo ăn bánh tráng mè nướng không tăng cân

Bánh tráng mè đen hay người miền Bắc gọi là bánh đa, thường được nướng chín và ăn cùng tương ớt hoặc tương cà. Đặc biệt những hạt mè đen nhiều chất xơ và vitamin nên làm giảm khả năng gây mập, tăng cân.

Mặc dù vậy, bạn cần chú ý không nên thưởng thức món bánh này với mè đen nói riêng và các loại bánh tráng nói chung vào buổi tối. Bởi thời điểm này cơ thể rất dễ hấp thụ các chất béo, nếu ăn bánh tráng sẽ khiến tăng cân mất kiểm soát.

BÁC SỸ TƯ VẤN CÁCH GIẢM CÂN NHANH NHẤT

Inbox hoặc comment nhận tư vấn chi tiết!

IV/ Một số tác hại ăn bánh tráng quá nhiều

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn bánh tráng quá nhiều có thể gây ra một số tác hại cho sức khỏe. Bánh tráng chứa một lượng đáng kể carbohydrate đơn đường, có thể gây tăng đường huyết nếu tiêu thụ quá nhiều. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người mắc tiểu đường.

Bên cạnh đó, món ăn này cũng chứa gluten, chất gây dị ứng cho một số người. Nếu bạn có dị ứng hoặc bệnh celiac, bạn nên hạn chế tiêu thụ bánh tráng hoặc tìm kiếm các sản phẩm khác không chứa gluten.

Vì vậy, ăn nhiều loại bánh này không có lợi đối với sức khỏe, thậm chí còn gây ra một số tác hại như sau:

  • Rối loạn tiêu hóa gây đau bụng, tiêu chảy,…
  • Tăng khả năng mắc các bệnh về dạ dày
  • Rất dễ bị ngộ độc, nôn mửa
  • Ăn nhiều ảnh hưởng tới chức năng của gan và thận

V/ Giảm béo có nhất thiết phải ăn bánh tráng?

Các chuyên dinh dưỡng đánh giá, ăn bánh tráng có mập không phải dựa trên nhiều yếu tố. Bởi vì việc ăn món này đúng cách cũng chỉ có tác dụng duy trì ổn định cân nặng.

Hơn nữa, nếu bạn tiêu thụ quá nhiều sẽ không tốt cho cơ thể, làm giảm chức năng bài tiết chất thải, độc tố của cơ thể.

Đối với những người có lượng cân nặng lớn, mỡ thừa nhiều tích tụ lâu năm. Chuyên gia khuyên nên hướng tới giải pháp giảm béo bụng bằng công nghệ hiện đại để loại bỏ mỡ thừa nhanh chóng và hiệu quả.