Thành phần dinh dưỡng của dâu tây

3.1. Ăn dâu tây giúp giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh mãn tính

Dâu tây có thể cải thiện sức khỏe của tim, giảm lượng đường trong máu và giúp ngăn ngừa ung thư.

Dâu tây được xếp trong nhóm quả mọng. Các nghiên cứu quan sát với quy mô lớn ở hàng ngàn người có sở thích ăn quả mọng thì nguy cơ tử vong liên quan đến tim thấp hơn. Theo một nghiên cứu ở những người trung niên các loại quả mọng có thể cải thiện cholesterol HDL (tốt), cải thiện huyết áp và chức năng tiểu cầu trong máu.

Ngoài ra dâu tây còn giúp

  • Cải thiện tình trạng chống oxy hóa máu
  • Giảm stress oxy hóa
  • Giảm viêm
  • Cải thiện chức năng mạch máu
  • Cải thiện tình trạng lipid máu cao
  • Giảm quá trình oxy hóa có hại của cholesterol LDL

Người ta đã tiến hành một nghiên cứu bổ sung dâu tây cho người bệnh tiểu đường loại 2 hoặc hội chứng chuyển hóa (chủ yếu gặp ở những người thừa cân hoặc béo phì). Sau 4 tuần tới 12 bổ sung, những người tham gia đã giảm đáng kể một số yếu tố nguy cơ chính, bao gồm cholesterol LDL (có hại), các dấu hiệu viêm và các hạt LDL bị oxy hóa.

3.2. Dâu tây giúp điều hòa đường huyết

Khi carbs được tiêu hóa, cơ thể bạn sẽ chuyển hoá chúng thành các loại đường đơn giản và giải phóng chúng vào máu của bạn. Cơ thể của bạn sau đó bắt đầu tiết ra insulin, nó báo cho các tế bào của bạn lấy đường từ máu và sử dụng nó làm nhiên liệu hoặc lưu trữ.

Dâu tây dường như làm chậm quá trình tiêu hóa glucose và giảm đột biến cả glucose và insulin sau bữa ăn giàu carb, vì vậy dâu tây còn có tác dụng tốt trong việc điều hòa đường huyết và có thể sử dụng cho bệnh nhân tiểu đường.

3.3. Dâu tây có tác dụng ngăn ngừa ung thư

Ung thư là một bệnh đặc trưng bởi sự phát triển không kiểm soát của các tế bào bất thường. Sự hình thành và tiến triển của ung thư thường liên quan đến stress oxy hóa và viêm mãn tính.