Gạo là thực phẩm nhà nào cũng có và ngày nào cũng dùng. Nếu gạo sạch, không bị phun thuốc chống mối mọt nếu bảo quản không đúng cách sẽ dễ bị bị mọt xâm nhập. Mọt đục hạt gạo và sử dụng chất dinh dưỡng trong hạt gạo để phát triển. Vậy liệu chúng nó thải ra chất độc hại gì trong gạo không? Gạo bị mọt có ăn được không?
Mọt gạo là gì? Nguyên nhân gạo bị mọt
Mọt gạo là con gì?
Mọt gạo là một loài côn trùng thường có trong các loại lương thực lúa mì, gạo, ngô. Gạo càng sạch, càng sớm và không xay xát kỹ, còn giữ nguyên lớp vỏ cám bên ngoài, gạo không sử dụng thuốc trừ sâu trong quá trình canh tác càng dễ bị mọt. Như vậy, khi thấy xuất hiện con mọt trong gạo cũng không hẳn là tin không tốt đúng không nào?
Bạn đang xem: Gạo bị mọt có ăn được không? Những cách đuổi mọt gạo hiệu quả
Bạn biết không, trứng của loài mọt gạo đã có thể bám vào hạt thóc ngay từ khi còn ở trên cánh đồng hoặc qua quá trình phơi, xát. Mỗi con mọt cái trung bình sản sinh được khoảng 380 trứng mỗi lần. Tuổi thọ của mọt gạo có thể kéo dài đến 8 tháng. Mọt gạo trưởng thành có thể dài đến 2mm, có răng sắc và dài. Thân mình con mọt có màu nâu đen, có thể có ánh cam đỏ trên cánh.
Nguyên nhân gạo bị mọt
Trước khi giải đáp gạo bị mọt có ăn được không, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu lý do gạo bị mọt. Có thể gạo lúc bạn mua về chưa có mọt, nhưng sau một thời gian lưu trữ và bảo quản, mọt gạo xuất hiện. Lý do có thể là:
- Môi trường bảo quản gạo có nhiệt độ và độ ẩm thấp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho mọt sinh sôi và phát triển. Mọt phát triển tốt trong nhiệt độ môi trường 20°C đến 40°C và độ ẩm từ không khí từ 65 – 90. Bảo quản gạo không đúng cách sẽ rất dễ bị mọt tấn công.
- Trứng của mọt gạo đã tồn tại ở hạt gạo từ khâu thu hoạch. Vì hạt gạo không có lớp vỏ bảo vệ bên ngoài giống hạt thóc nên khả năng chống chịu côn trùng rất thấp. Chúng ta không thể nhìn thấy trứng mọt bằng mắt thường vì nó có kích thước siêu nhỏ. Nhưng khi trứng nở ra và mọt con phát triển, chúng sẽ dần lộ diện với màu nâu đen đặc trưng. Trong quá trình trưởng thành, mọt con lấy dinh dưỡng từ hạt gạo để lớn lên.
- Lý do thứ 2 đến từ môi trường bảo quản gạo. Khi môi trường xung quanh ẩm ướt, có trứng mọt thì chúng rất dễ xâm nhập và sinh sôi phát triển trong gạo. Nếu gạo được bảo quản cùng nơi với lúa thì nguy cơ bị mọt sẽ rất cao. Đội quân mọt hùng hậu bám bên ngoài vỏ lúa sẽ “di cư” và gây hại trên gạo.
- Nếu khi chế biến, bạn giữ lại lớp vỏ cám gạo bên ngoài thì nguy cơ gạo bị mọt sẽ cao hơn. Lớp cám này có mùi thơm hấp dẫn mọt và rất giàu dưỡng chất. Chỉ cần gạo bị ẩm một chút là sẽ tạo điều kiện lý tưởng cho mọt sinh sôi.
Gạo bị mọt có ăn được không?
Xem thêm : Danh sách các ngân hàng Nhật Bản tại Việt Nam
Quay trở lại với vấn đề chính: gạo bị mọt có ăn được không? Theo các chuyên gia, chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng gạo bị mọt ở mức độ nhẹ. Ăn gạo mọt hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe. Chỉ có điều khi mọt gạo đã thưởng thức phần nào dưỡng chất trong hạt gạo, thì giá trị dinh dưỡng của gạo cũng sẽ giảm đi đáng kể. Khi ăn gạo mọt, chúng ta cũng không cảm nhận được vị bùi thơm như gạo thông thường.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, gạo bị ít mọt có thể ăn. Còn gạo quá nhiều mọt thì nên bỏ. Những con mọt gạo trưởng thành tồn tại trong gạo với số lượng nhiều có thể tiết ra các chất như benzoquinone, aflatoxin. Đây đều là những thành phần không tốt cho sức khỏe. Gạo đã bị mọt xâm nhập trong thời gian dài còn có thể bị mốc, đổi màu, biến chất. Nếu thấy gạo bị vón cục, có dấu hiệu đổi màu mốc hỏng, bạn nên bỏ ngay lập tức để tránh bị ngộ độc.
Làm gì với gạo bị mọt để tiếp tục sử dụng?
Vì gạo là lương thực được sử dụng hàng ngày, nên thông thường khi chúng ta phát hiện mọt, thì mọt cũng chưa quá nhiều. Nếu thấy gạo vẫn có thể sử dụng được, bạn có thể xử lý gạo bằng những cách sau:
- Mang gạo phơi ngoài nắng to, nhiệt độ cao sẽ khiến mọt tự động chui ra ngoài.
- Nếu không có không gian để phơi gạo ngoài nắng, bạn có thể dùng máy sấy với chế độ sấy nóng. Khi gặp nhiệt độ nóng, mọt trú ẩn trong gạo sẽ tự giác bò ra và bạn có thể dễ dàng loại bỏ.
- Bạn cũng có thể mở nắp chai rượu rồi đặt nó vào giữa thùng gạo. Rượu tỏa mùi sẽ xua đuổi mọt và các loại côn trùng khác.
- Mọt là loài nhạy cảm với mùi, ngoài rượu, bạn cũng có thể sử dụng hạt tiêu bắc để đuổi mọt. Mùi cay nồng và hắc của hạt tiêu sẽ khiến mọt nhanh chóng tránh xa thùng gạo của bạn.
Cách nấu gạo mọt ngon như gạo mới
Khi đã biết gạo bị mọt có ăn được không, bạn cũng nên học thêm bí quyết hô biến gạo mọt ngon như gạo mới. Một số mẹo mà bạn có thể áp dụng như:
- Nấu cơm với 1 phần sữa tươi, 3 phần nước. Bạn nên dùng sữa tươi không đường và tiến hành nấu cơm như bình thường. Nồi cơm chín sẽ tỏa ra mùi thơm của sữa, cơm cùng mềm dẻo và đậm vị hơn.
- Một số bà nội trợ cho thêm 2 thìa dầu ăn vào nồi cơm khi nấu cũng rất hiệu quả. Dầu oliu, dầu mè sẽ khiến hạt cơm bóng bẩy, mềm dẻo và có mùi thơm hấp dẫn.
- Ngoài các cách trên, khi nấu cơm bằng gạo mọt, bạn cũng có thể thêm một chút giấm và muối ăn. Bằng cách này, cơm sẽ xốp, mềm hơn, hạt cơm sẽ trắng và tơi hơn.
- Thay vì dùng nước lọc nấu cơm, bạn có thể dùng nước trà xanh khi nấu cơm bằng gạo mọt. Trà xanh sẽ khử mùi khó chịu trong gạo mọt và tạo nên màu sắc mới lạ cho món cơm. Ngoài ra, trong nước trà xanh cũng có rất nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe.
- Bạn cũng có thể dùng nước dừa tươi để nấu cơm bằng gạo mọt. Nước dừa thơm thoang thoảng lại béo, giúp hạt cơm ngọt thơm lại mềm béo hơn.
Xem thêm : Biển số xe 95 là của tỉnh nào?
Gạo bị mọt có ăn được không? Câu trả lời là có nếu gạo bị mọt chưa nhiều bạn nhé! Trong trường hợp gạo đã bị mọt đục nhiều, bị vón cục hoặc nấm mốc, tốt nhất bạn đừng tiếc. Gạo bị mốc tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc và nhiều vi khuẩn gây bệnh không tốt cho sức khỏe.
Xem thêm:
Gạo bị mốc có ăn được không và cách bảo quản để hạn chế mốc
Gạo lứt bị mốc có ăn được không? 3 công dụng tuyệt vời từ gạo lứt
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp