Một trong các nghi lễ quan trọng không thể thiếu trong thủ tục đám cưới người Việt đó là lễ ăn hỏi. Vậy lễ ăn hỏi là gì? Tại sao lại gọi là lễ ăn hỏi? Thủ tục và các nghi thức cử hành ra sao? Cùng xem bài viết chi tiết dưới đây.
Lễ ăn hỏi là gì? hay Đám hỏi là gì? Lễ ăn hỏi hay là buổi lễ thứ hai được tổ chức sau lễ chạm ngõ và trước lễ thành hôn trong nghi thức hôn nhân. Trong buổi lễ này, nhà trai mang lễ vật đến xin hỏi cô gái về làm dâu nhà mình. Đây được xem như là dịp chính thức để thông báo về hôn nhân của đôi trẻ đến họ hàng, đánh dấu bước ngoặt trong mối quan hệ giữa hai nhà.
Bạn đang xem: Thủ tục và lễ nghi trong lễ ăn hỏi: 5 lễ, 7 lễ, 9 lễ là gì?
Thông thường, lễ ăn hỏi sẽ được tổ chức trước ngày cưới khoảng 1 tháng hoặc 1 năm. Tuy nhiên, để đơn giản hóa các nghi thức và tiết kiệm chi phí, nhiều gia đình hiện nay tổ chức lễ ăn hỏi chỉ cách lễ thành hôn 1 ngày hoặc cách vài giờ.
Nhiều người thắc mắc lễ ăn hỏi và lễ đính hôn có khác nhau không, tại sao lại có hai tên gọi như vậy? Thực chất, hai nghi lễ ăn hỏi và đính hôn đều có cùng một nhiệm vụ, không khác gì về bản chất hay ý nghĩa. Tuy nhiên, theo văn hóa vùng miền, người miền Bắc gọi nghi lễ này là ăn hỏi, còn người miền Nam gọi là lễ đính hôn.
Về hình thức tổ chức, buổi lễ ở miền Nam diễn ra dưới hình thức thân mật hơn như buổi gặp mặt, ăn uống, giao lưu giữa hai bên gia đình, không có nghi thức cưới hỏi long trọng.
2.1 Xác định địa điểm và thời gian
Cần chuẩn bị những gì cho lễ đám hỏi? Trước hết, hai bên gia đình cần xác định thời gian và địa điểm tổ chức lễ ăn hỏi ngay trong lễ dạm ngõ. Thông thường, việc chọn ngày lành tháng tốt sẽ do nhà trai tiến hành và được nhà gái thông qua.
Theo quan niệm người xưa, nếu lễ thành hôn là lễ dành cho nhà trai thì lễ đám hỏi là lễ dành riêng cho phía nhà gái. Vì thế, nhà gái rất xem trọng buổi lễ này, sẽ chuẩn bị chu đáo về địa điểm tổ chức, hình thức đãi tiệc để tiếp đón nhà trai đến làm lễ.
Để buổi lễ diễn ra thành công tốt đẹp, nhà gái cần sửa sang nhà cửa tươm tất, dọn dẹp và trang trí lại các đồ vật trong nhà, đặc biệt là khu vực bàn thờ tổ tiên. Đây là khu vực chính diễn ra các nghi lễ ăn hỏi nên việc dọn dẹp và sắp xếp gọn gàng là rất cần thiết. Đồng thời, nhà gái nên trưng bày hoa tươi, mâm ngũ quả để thể hiện lòng thành kính với tổ tiên, mời ông bà về tham gia lễ cùng con cháu.
2.2 Chuẩn bị mâm lễ vật
Đồ lễ ăn hỏi gồm những gì? 5 lễ, 7 lễ, 9 lễ là gì? Tùy vào phong tục tập quán từng vùng miền mà thủ tục và đồ lễ ăn hỏi cũng có nhiều điểm khác biệt. Nếu người miền Nam luôn chuẩn bị số mâm lễ chẵn như 6 lễ, 8 lễ thì người miền Bắc lại quan niệm số mâm lễ lẻ như 5 lễ, 7 lễ, 9 lễ. Tuy thế, số lượng đồ lễ đựng trong tráp nhất định phải chẵn, để thể hiện sự có đôi có cặp của đôi trai gái.
Dựa theo điều kiện gia đình và sự thống nhất trước đó với nhà gái, nhà trai có thể chuẩn bị các mâm lễ vật ăn hỏi như sau:
5 Mâm lễ
Về cơ bản, 5 mâm lễ ăn hỏi gồm có trầu cau, rượu, thuốc lá, hoa quả, chè và bánh cốm. Một số địa phương có thể thay thế bánh cốm thành bánh dẻo hoặc bánh nướng tùy vào phong tục văn hóa vùng miền. Về lá trầu, nhà gái sẽ nhận của nhà trai tổng cộng 30 lá tương ứng với 3 nghi thức: Ăn hỏi, xin cưới và nạp tài.
Thông thường, đây chính là mâm lễ được nhiều gia đình lựa chọn nhất bởi phù hợp với điều kiện tài chính của gia đình và vẫn đảm bảo đầy đủ đồ lễ ăn hỏi theo nghi thức truyền thống.
7 Mâm lễ
Nếu gia đình có điều kiện hơn, bạn có thể chọn mâm 7 lễ cho đám hỏi của mình. Số 7 vừa là số lượng mâm lễ cần chuẩn bị vừa là con số may mắn tượng trưng cho đời sống đầy đủ, sung túc theo truyền thống phương Đông. 7 mâm lễ bao gồm trầu cau, rượu, thuốc lá, hoa quả, chè, bánh cốm, bánh phu thê và mứt sen.
9 Mâm lễ
9 mâm lễ ăn hỏi cần những gì? Đây là bộ mâm lễ cao cấp gồm trầu cau, rượu, thuốc lá, bánh cốm, chè, hoa quả, bánh phu thê, mứt sen, xôi gấc và lợn quay. Với hy vọng đôi trẻ có cuộc sống hạnh phúc vĩnh cữu nên nhiều nhà trai đã đầu tư 9 mâm lễ trong thủ tục đám hỏi.
Xem thêm : Hình nào có trục đối xứng
Nhìn chung, không bắt buộc nhà trai phải đầu tư quá mạnh về giá trị vật chất các đồ lễ trong ngày lễ đám hỏi bởi đây là nghi lễ bày tỏ tấm lòng là chủ yếu. Quan trọng hơn hết là nhà trai phải biết cách sắp xếp các mâm lễ chỉn chu, lịch sự để thể hiện sự chân thành đến gia đình nhà gái và cô dâu.
2.3 Các thành phần tham dự
Các thành phần tham dự trong đoàn phái nhà trai gồm chú rể, trưởng đoàn hay còn được gọi là chủ hôn, bố mẹ, ông bà, anh chị em ruột thịt, họ hàng và bạn bè thân thiết của chú rể.
Đặc biệt, chú rể cần chuẩn bị đội ngũ các bạn nam độc thân, ngoại hình dễ nhìn để bưng tráp mâm lễ. Số lượng phụ rể bao nhiêu còn phụ thuộc vào số lượng mâm lễ ăn hỏi mà nhà trai đã chuẩn bị. Trang phục đội ngũ bưng tráp có thể là áo dài khăn đóng hoặc quần tây sơ mi trắng có đeo nơ hoặc thắt cà vạt đồng bộ.
Bên nhà gái, thành phần tham dự gồm cô dâu, bố mẹ, ông bà, họ hàng thân thiết và đội bê tráp nữ. Các bạn nữ yêu cầu chưa lập gia đình, ngoại hình dễ thương, trang điểm nhẹ nhàng, không được nổi bật hơn cô dâu. Trang phục thường được chuẩn bị là áo dài truyền thống hoặc cách tân với kiểu dáng giống nhau.
2.4 Lễ nạp tài
Trong thủ tục ăn hỏi và xin dâu, lễ nạp tài là một nghi lễ quan trọng được nhiều người nhắc đến. Đây còn được gọi là lễ đen, là một số tiền thách cưới nhà trai mang sang nhà gái. Số tiền này được chia vào 3 hoặc 5 phong bì đỏ dựa vào bát hương trên bàn thờ tổ tiên.
Lễ ăn hỏi và lễ nạp tài thường được tiến hành cùng nhau vì số tiền trong lễ đen được hiểu như món quà nhà trai biếu tặng nhà gái. Bày tỏ tâm ý đồng hành cùng gia đình nhà gái trong việc tổ chức đám cưới, san sẻ một phần nhỏ chi phí.
Hiện nay, nhiều vùng miền đã đơn giản hóa các nghi thức nên lược bỏ đi lễ nạp tài. Tuy nhiên, một vài gia đình truyền thống gia giáo ở miền Bắc và miền Trung vẫn duy trì lễ này để đảm bảo sự đầy đủ trong các nghi lễ hôn nhân.
Quy trình lễ ăn hỏi diễn ra như thế nào? Cách làm lễ ăn hỏi ở mỗi vùng miền sẽ có những điểm khác biệt nhưng nhìn chung trình tự nghi thức lễ đám hỏi chuẩn gồm những bước sau:
3.1 Nhà trai di chuyển tới nhà gái
Sau khi lễ vật chuẩn bị đầy đủ, nhà trà canh thời gian chính xác để đến nhà gái cho kịp giờ. Nhà trai lưu ý đến các vấn đề ảnh hưởng đến thời gian đi lại như kẹt xe, ngày lễ đường đông,.. Tốt nhất nhà trai nên đi sớm trước 30 – 45 phút để dư dả thời gian.
3.2 Chào hỏi và gửi lễ vật giữa 2 bên gia đình
Khi đến nhà gái và tới giờ lành, nhà trai tiến hành sắp xếp đội hình theo thứ bậc gia đình. Đi đầu là ông bà và các bậc cao niên đại diện gia đình, sau đó đến bố mẹ, chú rể, đội ngũ bê tráp và các thành viên khác.
Bên phía gia đình cô dâu cũng cử đội hình tương ứng ra đón đoàn nhà trai. Sau khi hai bên gia đình chào nhau, đoàn bê tráp nhà trai sẽ trao lễ vật cho đội ngũ bê tráp nữ và đỡ mâm quả vào nhà. Tiếp theo, hai đội bưng tráp sẽ trao đổi bao lì xì trả duyên cho nhau. Phong bao lì xì trả duyên sẽ được nhà trai nhà gái thống nhất số tiền và chuẩn bị từ trước.
3.3 Thủ tục lễ ăn hỏi
Giới thiệu các thành phần tham dự lễ ăn hỏi
Sau khi hoàn thành màn trao đổi tráp, hai bên gia đình bắt đầu nghi thức và thủ tục lễ ăn hỏi. Lúc này, đại diện nhà gái mời đoàn nhà trai vào nhà dùng nước, ngồi nói chuyện và giao lưu với nhau.
Tiếp đến, đại diện nhà gái sẽ giới thiệu các thành viên tham dự buổi lễ. Để đáp lại nhà trai cũng giới thiệu các thành phần có mặt và phát biểu lý do hỏi cưới, biếu tặng các mâm lễ vật.
Đại diện nhà gái sẽ nhận lễ vật và mẹ của cô dâu chú rể sẽ mở tráp dưới sự chứng kiến của hai bên gia đình. Đây được xem là bước đầu tiên trong toàn bộ quy trình nghi lễ đám hỏi.
Ra mắt cô dâu với gia đình 2 bên
Xem thêm : Tại sao lái xe hay buồn ngủ? 9 cách giúp hết buồn ngủ khi lái xe
Sau khi nhà gái nhận tráp lễ vật, chú rể được phép lên phòng để đón cô dâu xuống ra mắt gia đình. Theo phong tục ở nhiều vùng miền, trước khi cho phép chú rể lên đón, cô dâu không được xuất hiện trong lễ đám hỏi.
Sau khi đón cô dâu xuống, cô dâu sẽ mời nước gia đình nhà trai và ngược lại chú rể mời nước gia đình nhà gái.
Thắp hương cúng tổ tiên
Trong các bước trong lễ ăn hỏi, dâng hương tổ tiên được xem là nghi thức long trọng, thể hiện lòng thành kính với gia tiên với mục đích thông báo sự xuất hiện của chàng rể mới.
Lúc này, mẹ cô dâu sẽ lấy mâm ngũ quả và một số vật phẩm trong tráp cưới, tiền lễ đen để dâng lên bàn thờ cúng tổ tiên ông bà. Sau đó, cô dâu chú rể được hướng dẫn để thắp hương lên bàn thờ ra mắt với tổ tiên.
Bàn bạc, thống nhất về tiệc cưới
Sau khi kết thúc các nghi thức lễ ăn hỏi, hai bên gia đình ngồi lại với nhau để bàn bạc về chuyện đám cưới. Trước hết, bố mẹ hai bên cần thống nhất ngày giờ đón dâu và thời gian diễn ra lễ thành hôn. Trong khoảng thời gian này, cô dâu chú rể có thể đứng dậy mời nước quan khách để ra mắt mọi người.
Ngoài ra, thời gian này cô dâu chú rể cũng có thể chụp những bức ảnh với anh chị em họ hàng, bạn bè thân thiết để lưu lại khoảnh khắc đáng nhớ này.
Lại quả
Lại quả là phong tục chia đồ quả lại cho nhà trai và trả các mâm tráp sau khi kết thúc lễ ăn hỏi. Tuy khi đi biếu tặng nhà trai chuẩn bị mâm lễ số lẻ nhưng khi lại quả nhà gái phải trả lại lễ vật số chẵn, thông thường là lễ vật. Đặc biệt, khi tách đồ lại quả, nhà gái không được phép cắt bằng kéo bởi vì quan niệm cắt kéo mang lại điềm xấu, chỉ được dùng tay xé.
Về mâm tráp, khi trả lại nhà gái phải lật ngửa nắp lên, không được đậy lại. Sau khi đã trả hết, nhà trai có thể xin phép nhà gái để ra về.
Theo phân tích, quy trình lễ ăn hỏi có khá nhiều nghi thức. Nhưng thực tế, toàn bộ buổi lễ chỉ diễn ra trong vòng từ 30 phút đến 1 tiếng. Tuy thời gian diễn ra nhanh chóng, không phải là nghi lễ cuối cùng nhưng đây lại được xem như lễ đính ước truyền thống và là lễ quan trọng đánh dấu đời sống hôn nhân của người con gái. Do đó, hai bên gia đình cần tuân thủ và thực hiện đúng để lễ thành hôn được diễn ra thuận lợi.
Kết thúc phần nghi thức, nhà gái sẽ tiến đến phần đãi tiệc nhà trai tại tư gia hoặc tại nhà hàng đối với các gia đình có ít không gian. Tiệc chiêu đãi cho lễ hỏi thường đơn giản và số lượng bàn ít hơn so với tiệc cưới, nhưng vẫn đảm bảo sự chỉn chu các món trong thực đơn.
Nếu đang phân vân chọn địa điểm tổ chức tiệc chiêu đãi đám hỏi hoặc dịch vụ tiệc tại gia, bạn có thể cân nhắc Trung tâm Hội nghị Tiệc cưới Asiana Plaza. Chúng tôi đã không ngừng sáng tạo để đáp ứng được sát sao mọi ý tưởng, linh hoạt trong các giải pháp tổ chức các loại hình tiệc từ tiệc chiêu đãi nhỏ đám hỏi đến những bữa tiệc cần không gian lớn như tiệc cưới, đặc biệt những năm gần đây, hình thức tiệc tại gia cũng được phát triển và ứng dụng, đã mang lại đa dạng sự lựa chọn hơn cho khách hàng.
Ngoài ra, Asiana Plaza cũng cung cấp những dịch vụ có giá trị ở các khía cạnh: ẩm thực, trang trí, chương trình trình diễn, quy chuẩn phục vụ. Không có giới hạn hay rào cản nào cả, những chuyên viên hoạch định sự kiện của chúng tôi sẽ phác họa nên bản kế hoạch hoàn hảo cho các loại hình tiệc từ tiệc cá nhân đến tiệc doanh nghiệp với sự bảo chứng chất lượng của Asiana Plaza.
Trên đây là toàn bộ thông tin về lễ ăn hỏi, cũng như giải đáp chi tiết về nghi lễ ăn hỏi, đồ lễ ăn hỏi. Hi vọng các bạn đã có thêm cơ sở để chuẩn bị tốt nhất cho ngày lễ ăn hỏi sắp tới. Ngay khi cần dịch vụ tổ chức tiệc ăn hỏi tại nhà với mức chi phí hợp lý , hãy liên hệ với Asiana Plaza theo thông tin phía dưới để được tư vấn chi tiết.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp