Ăn mì tôm có mất sữa không? Tác hại cực lớn của mì tôm tới sữa mẹ!

Sau sinh ăn mì tôm được không? Ăn mì tôm có mất sữa không? Các chuyên gia cho rằng: mì tôm không gây mất sữa nhưng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa, hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Mì tôm là một trong những loại thực phẩm thiết yếu luôn có mặt trong hầu hết các gia đình Việt Nam. Mì tôm, hay mỳ ăn liền, được ưa chuộng bởi hương vị thơm ngon và sự tiện lợi, tiết kiệm thời gian chế biến. Tuy vậy, mì tôm được khuyến cáo là không nên ăn nhiều bởi những tác hại đến sức khỏe. Nhiều mẹ sau sinh mặc dù rất ưa thích mì tôm, nhưng lại băn khoăn không biết “ăn mì tôm có mất sữa không?” Nếu mẹ cũng đang có thắc mắc tương tự như vậy, hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Ăn mì tôm có mất sữa không?

Dinh dưỡng trong mì tôm chủ yếu là tinh bột, rất ít chất xơ, vitamin, đạm nhưng lại giàu carbohydrates và chất béo bão hòa không tốt cho sức khỏe. Nếu sử dụng mì tôm làm bữa ăn chính sẽ gây mất cân bằng dinh dưỡng và lâu dần sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Tuy rằng chưa có nghiên cứu nào chỉ ra ăn mì tôm có thể gây mất sữa, nhưng nếu mẹ sử dụng mì tôm quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng tới sữa mẹ. Thậm chí các chuyên gia khuyên rằng, mẹ sau sinh tối kỵ ăn những loại thực phẩm đóng gói và có tính nóng như mì tôm. Nếu như mẹ quá “ghiền” mì tôm, thì có thể ăn mì tôm với số lượng ít và tần suất thưa sau 2 đến 3 tháng sinh em bé.

Tuy vậy, mì tôm rất có hại không chỉ với hoạt động sản xuất sữa mà còn đối với sức khỏe. Vì vậy việc tránh và không nên ăn mì tôm sau sinh cũng là một trong những cách tốt nhất giúp mẹ sớm hồi phục sức khỏe cũng như đảm bảo dinh dưỡng cho bản thân và nguồn sữa dồi dào dinh dưỡng dành cho em bé.

Mì tôm sẽ không cung cấp đủ calo và chất dinh dưỡng cần thiết cho mẹ. Thay vào đó, mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng khác. Nếu mẹ còn băn khoăn về cách cân bằng dinh dưỡng, mẹ có thể tham gia để tham khảo về lượng calo mẹ cần nạp trong 1 ngày và nhận thực đơn dinh dưỡng miễn phí hỗ trợ cho quá trình sản xuất sữa mẹ nhé!

Mì tôm có thể gây ảnh hưởng tới nguồn sữa mẹ
Ăn mì tôm có thể dẫn tới tình trạng mất sữa

Ảnh hưởng của mì tôm tới sữa mẹ?

Ăn mì tôm có mất sữa không? Ăn mì tôm mất sữa là điều không hẳn sẽ xảy ra nhưng cũng không thể bỏ qua các tác hại của mì tôm tới sức khỏe mẹ sau sinh. Một số tác hại có thể kể đến: nóng trong người, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gián tiếp ảnh hưởng đến quá trình sản xuất sữa, thậm chí gây tắc sữa nếu ăn quá nhiều.

Thành phần chủ yếu của mì tôm là tinh bột và ít chất xơ. Ngoài ra, gói gia vị của mì tôm bao gồm nhiều thành phần gây nóng như: muối, tiêu, bột ngọt, đường, bột tôm, ớt… Vì thế ăn mì tôm sẽ gây nóng trong người, dẫn đến một số vấn đề khác về mụn, lão hóa, táo bón, từ đó ảnh hưởng và làm gián đoạn hoạt động sản xuất sữa khiến mẹ ít sữa, mất sữa.

Mì tôm gây nên nhiều ảnh hưởng tới sữa mẹ và sức khoẻ
Ảnh hưởng của mì tôm tới sữa mẹ

Mẹ cần làm gì để xử lý tình trạng ít sữa?

Nếu chẳng may mẹ ăn mì tôm bị mất sữa, hãy dừng việc sử dụng mì tôm lại và thực hiện theo 2 biện pháp dưới đây.

Sử dụng phương pháp kích sữa khoa học

Nếu trong dân gian xưa, việc điều trị mất sữa bằng các vị thuốc Đông y hay các dược phẩm khác khá mất thời gian đun nấu và hiệu quả thường đến chậm thì điều trị mất sữa theo phương pháp khoa học là cách nhanh chóng, an toàn và thuận tiện hơn.

Kích sữa theo khoa học là cách kích sữa dựa vào căn bản của nguyên lý sản xuất sữa mẹ, từ đó kích thích các hormone sản xuất sữa một cách tự nhiên, khiến sữa về nhiều và chất lượng. Hai hormone liên quan đến quá trình sản sinh sữa mẹ là Oxytocin và Prolactin. Các tuyến tạo sữa của người mẹ đã được kích thích để được lớn lên và hoạt động ngay từ tháng thứ 3 của thai kỳ. Tuy nhiên hai hormone này chỉ được thật sự giải phóng khi người mẹ sinh con. Vì thế mà dù tuyến vú của mẹ có to lên trong thời kỳ mang thai nhưng chỉ sau khi sinh con, sữa mới được sản sinh và bắt đầu có nhiều từ sau 24 – 48 tiếng sau sinh.

Prolactin có tác dụng kích thích các tế bào tiết sữa và sản xuất sữa, trong khi đó Oxytocin có tác dụng làm co thắt các tế bào cơ trơn của nang sữa, giúp đẩy sữa theo các ống dẫn sữa ra ngoài.

Nhiều mẹ nhầm lẫn rằng kích sữa theo phương pháp khoa học chỉ bao gồm sử dụng máy hút sữa. Thực tế, kích sữa bằng máy hút sữa cho hiệu quả không cao, bởi máy hút sữa chỉ đơn thuần rút sữa ra ngoài và việc tác động kích thích hormone Prolactin là rất nhỏ. Không những vậy, kích sữa bằng máy hút sữa quá nhiều sẽ khiến mẹ bị đau và dẫn đến các tác hại khác.

Sử dụng phương pháp khoa học để kích thích hormone từ bên trong
Kích thích hormone tạo sữa từ bên trong bằng phương pháp khoa học

Cách kích sữa theo phương pháp khoa học Newman

Phương pháp kích sữa Newman được xem là giải pháp tối ưu nhất giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động sản sinh sữa mẹ. Phương pháp này hoạt động dựa trên nguyên lý kích thích tuyến vú bằng sự kết hợp tác động từ bên trong và bên ngoài.

Như đã đề cập ở trên, Prolactin có tác dụng kích thích các tế bào tiết sữa và sản xuất sữa. Chế độ dinh dưỡng của mẹ nuôi con bú có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sản sinh hormone Prolactin. Ngoài ra còn có một số loại thảo mộc và thuốc nhất định có thể giúp tăng cường mức prolactin cho mẹ. Đây chính là lý do vì sao cần kích thích sản xuất Prolactin thông qua tác động từ bên trong bằng cách cung cấp cho mẹ các thực phẩm phù hợp, có thể kể đến cao trà ima.

Bên cạnh đó, trong cơ chế tiết sữa còn có sự tự điều chỉnh sữa được tiết ra. Khi các nang sữa ứ đầy sữa nhưng không được thoát ra ngoài, các tế bào tiết sữa sẽ tiết ít lại. Do vậy, để vú tiếp tục tạo sữa tốt thì phải tăng nhu cầu về sữa cho bé, bằng cách thực hiện kích sữa từ bên ngoài từ phương pháp vật lý như cho con bú, sử dụng máy hút sữa… sẽ kích thích sản sinh

Phương pháp kích sữa khoa học Newman
Kích sữa theo phương pháp khoa học Newman

Quá trình giải quyết các vấn đề về tuyến sữa, mất sữa cần có sự kiên trì, quyết tâm, tránh việc sử dụng nhiều phương pháp cùng lúc để tránh tình trạng trở nên tệ hơn. E&S hy vọng bài viết này sẽ giải đáp cho mẹ thắc mắc “Ăn mì tôm có mất sữa không?” và cung cấp cho mẹ các kiến thức cần thiết để tham khảo trong quá trình chăm sóc sức khỏe sau sinh của cả mẹ và bé.