Ăn mì tôm có béo không? Lượng calo và những điều cần lưu ý

Tìm hiểu lượng calo trong một gói mì tôm

Lượng calo trong một gói mì sẽ giúp bạn phần nào giải đáp thắc mắc ăn mì tôm có béo không. Thông thường một gói mì phổ biến trên thị trường (75g) sẽ chứa 350 calo.

Trung bình, một người phụ nữ sẽ có nhu cầu nạp khoảng 2.000 calo/ngày. Nếu chia thành 3 bữa ăn sẽ được kết quả 600 calo/bữa. Còn đối với nam giới, lượng calo khoảng 2.500 calo/ngày. Như vậy nhìn chung, gói mì chứa 350 calo vẫn chưa vượt quá lượng calo cần thiết của chúng ta.

>> Xem thêm: Bật mí 10 cách làm mì xào ngon mê ly không thể bỏ qua

Tìm hiểu lượng calo trong một gói mì tôm

Ăn mì tôm có béo không?

Thông qua lượng calo nói trên, câu trả lời cho thắc mắc ăn mì tôm có béo không – là “không”. Người ta thường nhầm lẫn rằng mì tôm có thành phần tinh bột là chủ yếu cũng như chất béo từ các gói gia vị nên rất dễ khiến người dùng béo phì. Kỳ thực, lượng tinh bột ấy chỉ tương đương với một chén cơm bạn ăn hàng ngày (40-50g). Bên cạnh đó, lượng chất béo thì chỉ khoảng 13g (quá ít so với nhu cầu cần 60g chất béo/ngày của người có thể trạng trung bình).

Dĩ nhiên trường hợp ăn mì tôm không béo phì chỉ xảy ra nếu bạn chế biến hợp lý và dùng với liều lượng cho phép. Cleanipedia sẽ chỉ ra rõ hơn các tác hại có thể xảy đến cũng như gợi ý cho bạn phương pháp ăn phù hợp để bạn tận hưởng mọi thực đơn ngon miệng. Cùng xem tiếp nhé!

>> Xem thêm: Bỏ túi ngay bí kíp nấu mì xào hải sản ngon chuẩn vị ngoài hàng

Ăn mì tôm có béo không?

Những tác hại của mì tôm đối với sức khỏe bạn cần lưu ý

Bệnh tiểu đường, tim mạch

Chất béo trong mì tôm là Transfat và chất béo bão hòa sẽ khiến người dùng có nguy cơ đối diện với các vấn đề: xơ vữa động mạch, huyết áp cao, đột quỵ… Ngoài ra, mì tôm còn được chiên qua nhiệt độ dầu khá cao, làm phân hủy dinh dưỡng nhất định, sản sinh ra lượng chất béo chuyển hóa. Từ đó, bạn sẽ bị tăng đột biến lượng đường trong máu và đây là lời cảnh báo cho người bị tiểu đường.

Ăn mì tôm có thể dẫn đến bệnh sỏi thận

Không chỉ cần quan tâm về việc ăn mì tôm có béo không, bạn còn nên biết món ăn liền này ẩn chứa nguy cơ bị sỏi thận. Cụ thể, lượng muối trong mì ảnh hưởng đến chức năng lọc của thận, buộc thận phải làm việc nhiều hơn mức bình thường, lâu dài sẽ sinh ra sỏi. Đó là chưa kể đến những vấn đề khi sỏi lớn hơn, bạn sẽ buồn nôn, hay đau bụng, đi tiểu ra máu…

Ngoài ra, với những sợi mì làm từ củ sắn sẽ chứa Axit Oxalic cũng dễ khiến bạn bị sỏi thận nếu ăn quá thường xuyên. Theo nghiên cứu khoa học, có khoảng 80% tình trạng sỏi thận được tạo ra bởi hoạt chất trên. Vậy nên nếu đang điều trị sỏi thận, có tiền sử sỏi thận hoặc không muốn vướng phải rắc rối này, bạn nên hạn chế ăn mì tôm.

>> Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng hợp lí cho người tiểu đường

Những tác hại của mì tôm đối với sức khỏe bạn cần lưu ý

Đối mặt với bệnh dạ dày, tiêu hóa

Bạn có biết ngoài vấn đề thường được quan tâm như ăn mì tôm có béo không thì dạng mì đóng gói ấy còn có hại cho dạ dày lẫn hệ tiêu hóa của người dùng. “Thủ phạm” đó chính là những gói gia vị chứa dầu ăn, chất phụ gia hay hương liệu. Các yếu tố ấy sẽ khiến bạn mất ngon nếu ăn liên tục, tạo áp lực cho hoạt động của dạ dày, ảnh hưởng đến sức khỏe đường tiêu hóa nói chung. Vì thế, bạn sẽ thường có cảm giác đầy hơi hoặc khó tiêu khi ăn nhiều mì tôm hoặc thậm chí là bị lúc vừa mới ăn xong đấy.

>> Xem thêm: Uống thực phẩm chức năng có hại thận không? Dùng bao nhiêu là đủ?

Ăn mì tôm thế nào cho đúng cách, không bị béo?

Để không còn lăn tăn ăn mì tôm có béo không, cách đơn giản nhất là bạn học cách chế biến sao cho an toàn với sức khỏe:

  • Lựa chọn thương hiệu uy tín, duy trì thói quen đọc bảng thành phần, ưu tiên liều lượng phù hợp cho cơ thể. Ví dụ một số sợi mì chiết xuất từ khoai tây sẽ hạn chế tình trạng nóng người, mụn nhọt.

  • Thay thế các gia vị nấu nướng bên ngoài với các gói sẵn có trong mì để hạn chế dung nạp các hoạt chất có hại cho sức khỏe.

  • Ăn kèm với cá thịt hay rau xanh để bổ sung thêm Protein, Vitamin lẫn khoáng chất, giúp bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng cần thiết mà vẫn đáp ứng sự tiện lợi trong cuộc sống bận rộn. Cách này cũng giúp giảm lượng Cholesterol và Carbohydrate.

  • Không nên dùng mì gói để làm món chính mỗi ngày, chỉ nên ăn khoảng 1-2 lần mỗi tuần và không quá 10 lần mỗi tháng.

  • Trụng mì qua nước sôi trước khi chế biến sẽ giúp loại bỏ bớt lớp màng tạo màu và hạn chế lượng chất béo. Không dùng lại lượng nước trụng mì bạn nhé.

  • Không nên ăn mì vào buổi đêm sẽ giải quyết rất tốt vấn đề ăn mì tôm có béo không.

Ăn mì tôm thế nào cho đúng cách, không bị béo?

>> Xem thêm: Ngon miệng với cách làm mì hoành thánh xá xíu chuẩn vị của người Hoa

Hy vọng thông qua bài viết trên, bạn đã hiểu rõ ăn mì tôm có béo không. Phải nói rằng món ăn liền ấy cực kỳ phổ biến trong cuộc sống hiện đại và chẳng hề gây ra nguy hiểm quá lớn nếu bạn biết liều lượng phù hợp. Hãy sử dụng hợp lý để tận hưởng mọi thực đơn dinh dưỡng ngon miệng bạn nhé.

Tác giả: Team Cleanipedia

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.