Ăn mì tôm có tốt không?

frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="">
Video ăn nhiều mì tôm có tốt không

Mì tôm là món ăn kích thích khứu giác và vị giác khá mạnh, là sở thích trong thực đơn ăn uống của nhiều người. Nhưng liệu ăn mì tôm có tốt không, và nên ăn thế nào cho hợp lý? Tham khảo ngay nhé!

Ăn mì tôm có tốt không?

Cơ thể con người muốn khỏe mạnh cần nhận đủ 6 nhóm chất: protein, mỡ, carbohydrate, khoáng chất, vitamin và nước. Thiếu chỉ một trong số nhóm chất trên cơ thể dễ mệt mỏi, tình trạng kéo dài dẫn đến suy nhược, mắc các bệnh tật trầm trọng…

Với 1 gói mì tôm, thành phần chủ yếu là bột mì và phụ gia, người dùng nhận được khoảng 190 calo, tương đương với 1 bữa ăn phụ.

Calo trong mì tôm chứa nhiều carbohydrate, khiến cơ thể tăng 33,7 % chất béo và 10,7 % lượng protein thực vật. Như thế nếu chỉ ăn mì tôm, ăn thay cho cả bữa chính thì cơ thể sẽ thiếu khá nhiều dinh dưỡng.

Mì tôm là món ăn khá nghèo dinh dưỡng

Mì tôm là món ăn khá nghèo dinh dưỡng

Không chỉ kém về dinh dưỡng, thành phần của mì tôm với khá nhiều chất phụ gia cũng gây nhiều tác động lên sức khỏe:

– Chất béo trong mì tôm (từ dầu chiên, bột mì, gói dầu gia vị) xét ra chủ yếu là loại Trans fat – chất béo dư thừa có hại cho sức khỏe, tăng nguy cơ tim mạch, tiểu đường, cholesterol cao….

– Mì tôm chứa lượng muối cao gấp 1.8 lần so với nhu cầu hàng ngày của cơ thể con người (6 gr/người/ngày). Vì thế ăn nhiều mì tôm sẽ tăng áp lực lên thận, gây nguy cơ sỏi thận.

– Phụ gia cùng chất bảo quản trong mì tôm cũng khiến dạ dày và hệ tiêu hóa làm việc vất vả hơn, đồng thời ăn quá nhiều mì tôm cũng tăng khả năng ung thư và đẩy nhanh quá trình lão hóa của cơ thể.

Tham khảo thêm: Mì tôm bao nhiêu calo? Ăn mì tôm có béo (mập) không?

Như thế là mì tôm không chỉ khá nghèo dinh dưỡng mà còn ẩn chứa nhiều mối nguy hại tới sức khỏe người dùng nếu ăn quá nhiều, ăn không hợp lý.

Ăn mì tôm đúng cách

– Nếu bạn vẫn muốn dùng mì tôm như món ăn chữa cháy khi lỡ bữa, bữa sáng nhanh gọn hay bữa ăn phụ thì nên làm theo cách sau:

Trụng cuộn mì qua 1 lần nước sôi để loại bỏ bớt phần chất béo từ dầu chiên. Lấy nước sôi lần 2 pha mì, chỉ nên dùng với khoảng 1/3 gói muối gia vị, còn nếu được nên giảm hoặc bỏ gói dầu gia vị kèm theo (vì nó chứa nhiều phụ gia và chất béo không tốt cho sức khỏe).

– Chỉ nên ăn mì tôm với tần suất vừa phải, không nên ăn quá nhiều hay quá thường xuyên. Nên chọn các loại mì làm từ khoai tây sẽ giàu dinh dưỡng hơn và bớt nóng.

– Để giảm tác dụng của các gói gia vị trong gói mì, cũng như tăng thành phần dinh dưỡng trong tô mì thành phẩm, bạn nên nấu mì cùng với các loại rau (nhất là rau xanh) và nếu được nên thêm khoảng 25 – 30 gr chất đạm từ thịt, cá, trứng, tôm…

– Cũng cần lưu ý kiểm tra hạn sử dụng cũng như bao bì nhãn mác trước khi dùng để tránh dùng phải hàng hết hạn hay sản phẩm nhái, kém chất lượng khiến tăng nguy hại đến sức khỏe.

Mì tôm nếu dùng không đúng cách thực sự sẽ có nhiều tác động xấu đến cơ thể. Tuy nhiên, nếu sử dụng đúng, vừa phải và biết kết hợp với các nguyên liệu khác thì nó đương nhiên vẫn là món ngon hợp khẩu vị của bất kỳ người dùng nào. Ngoài ra bạn nên chọn mua những thương hiệu mì nổi tiếng như Vifon, mì aone, Hảo Hảo,…để thưởng thức nhé!

Bách hóa XANH

Mua mì gói ăn liền các loại tại Bách hoá XANH:

Bách hóa XANH