Trẻ em ăn rau mồng tơi có tốt không?

frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="">
Video ăn rau mồng tơi có tốt không

Rau mồng tơi thường được nấu canh cùng với rau đay, mướp, cua, tôm… Nên ăn với cà pháo muối giòn vừa mát ruột lại ngon miệng.

Ngoài ra còn có thể luộc lên rồi chấm hoặc trộn vừng đen đã rang tán nhỏ.

  • Canh rau mồng tơi với cá trê vàng có tác dụng thanh nhiệt dưỡng ẩm, giúp da tươi, hồng hào.
  • Trị khô, nẻ da mặt, tay chân bị cước: Rau mồng tơi giã hoặc xay nhuyễn rồi ép lấy nước uống. Lấy bã đắp lên vị trí bị cước. Chú ý, phải rửa sạch rau trước khi dùng.
  • Chữa đầy bụng
  • Chuẩn bị các nguyên liệu sau:
    • Rau mồng tơi 50g
    • Rau đay 50g
    • Khoai sọ 1 củ

Nấu canh ăn vài ba ngày. Ngoài ra có thể dùng mồng tơi, rau đay, rau khoai, rau má nấu canh ăn. Bên cạnh đó rau mồng tơi còn có tác dụng chữa táo bón lâu ngày gây thoát giang.

Chuẩn bị các nguyên liệu sau:

  • Lá mồng tơi 30g
  • Lá vông non: 30g
  • Rễ đinh lăng 20g
  • Củ mài 12g (thái mỏng, sao vàng)
  • Vừng đen 30g (rang nổ).

Đem các sắc các nguyên liệu trên với 600ml nước đến khi còn 300ml. Người lớn uống 2 lần một ngày, trẻ em tuỳ tuổi dùng ít hơn.

  • Chữa khí hư, suy nhược:

Chuẩn bị các nguyên liệu sau:

  • Gà ác 1 con
  • Lá mồng tơi 1 nắm
  • Đậu đen 1 nắm

Ninh tất cả nguyên liệu trên đến khi nhừ. Ăn nóng cả nước và cái. Tuần làm 1 – 2 lần cách nhau 3 – 6 ngày. Cho thêm một nắm đậu nành, 2 nắm lạc khi bắt đầu thấy có hiệu quả. Đây là một món bổ dưỡng rất tốt cho chị em sau đẻ và làm cho da hồng hào, tóc đen mượt. Món này cũng rất hiệu quả cho những người đau dạ dày, ợ chua.

  • Chữa tiểu tiện buốt nóng: Giã nhuyễn lá mồng tơi, vắt lấy nước uống nóng với ít hạt muối. Bã thì dùng để đắp vùng bàng quang.
  • Nhức đầu do đi nắng: Giã nhuyễn lá mồng tơi, vắt lấy nước uống. Bã đắp vào 2 bên thái dương.