Video ăn thịt gà có bị ho không

Trả lời:

Nhiều người có thể bị ho tạm thời sau khi ăn tôm do vỏ hoặc càng tôm bám vào niêm mạc họng, kích thích gây cơn ho. Nếu bỏ sạch vỏ tôm khi ăn có thể tránh nguy cơ này.

Tuy nhiên, tôm và các loại hải sản nói chung còn chứa một số loại protein là tropomyosin, arginine kinase và hemocyanin có thể gây dị ứng. Một số ít người bị dị ứng hoặc không dung nạp thịt gà. Sau khi tiêu thụ tôm hoặc thịt gà, nhóm người này có thể bị ngứa ran trong miệng, rối loạn tiêu hóa, nghẹt mũi, nổi ban dát sẩn trên da hoặc khiến tình trạng ho tiến triển, trường hợp nặng có thể bị sốc phản vệ.

Vì vậy, người có tiền sử dị ứng cần tránh ăn tôm, thịt gà hoặc thực phẩm dễ gây dị ứng khác. Nếu không thuộc nhóm bị dị ứng, bạn vẫn có thể ăn tôm hoặc thịt gà bình thường ngay cả khi bị ho.

Ho là phản xạ tự nhiên để loại bỏ các chất gây kích ứng ra khỏi đường hô hấp, giúp cơ thể tự bảo vệ và chữa lành. Ngoài yếu tố môi trường, thời tiết; nhiễm virus, vi khuẩn; cơ chế gây ho còn có yếu tố thần kinh, khi thay đổi cảm xúc. Dù ho do nguyên nhân nào cơ thể đều tiêu hao nhiều năng lượng. Vì vậy bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý rất cần thiết, giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi. Việc ăn uống kiêng khem quá mức có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể, giảm sức đề kháng.

Tôm và thịt gà đều là thực phẩm giàu hàm lượng dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Tôm chứa hơn 20 loại vitamin và khoáng chất như i-ốt, vitamin B12, photpho, đồng, kẽm, magie, canxi, kali, sắt, mangan… Trung bình 100 g tôm cung cấp 99 Kcal, 0,3g chất béo, 0,2g Carbs, 189 mg cholesterol, 11 mg natri và 24g protein. Thịt gà chứa nhiều protein, chất xơ cùng nhiều vitamin A, E, C, B1, B2 và các muối khoáng canxi, photpho, sắt, kẽm, selen… Hàm lượng omega-3 trong tôm và thịt gà cao, có tác dụng kháng viêm. Những thực phẩm chế biến từ tôm, thịt gà cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể. Các món cháo, súp, canh… chế biến với ít dầu mỡ, gia vị… dễ tiêu hóa, cung cấp chất lỏng, chất điện giải cần thiết.

Bên cạnh đó, để cải thiện tình trạng, bạn nên giữ ấm mũi, họng bằng cách mặc ấm, quàng khăn khi thời tiết lạnh; tránh ăn uống đồ lạnh. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học (không uống rượu bia, hút thuốc lá hay sử dụng các chất kích thích; tăng cường ăn rau xanh, hoa quả và chất xơ; hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ và gia vị gây kích ứng niêm mạc họng…); giữ gìn vệ sinh cá nhân, rèn luyện thể dục thể thao, tiêm vaccine phòng cúm và đi khám sức khỏe định kỳ cũng là cách hạn chế các tình trạng sức khỏe bất thường.

Nếu tình trạng ho tăng nặng kèm biểu hiện thở khò khè; sốt trên 38,5 độ C, ho có đờm, đặc biệt là đờm vàng, xanh hoặc lẫn máu,… bạn nên đi khám ngay.

Thạc sĩ, Bác sĩ Thân Thị Ngọc LanKhoa Hô hấp BVĐK Tâm Anh Hà Nội