ATD là gì trong xuất nhập khẩu? Phân biệt ATD và ATA

ATD là gì? Đây là một trong những thuật ngữ thường xuất hiện trong xuất nhập khẩu nói chung và logistics nói riêng, nhưng nhiều người đang chưa hiểu rõ về khái niệm của nó. Trong bài viết này, cùng HPW CARGO tìm hiểu khái niệm và tầm quan trọng của ATD trong bài viết dưới đây ngay nhé!

ATD là gì

ATD là gì?

ATD là từ viết tắt của Actual Time of Department – Thời gian khởi hành trên thực tế, có thể hiểu là thời điểm khởi hành thực tế của lô hàng A được vận chuyển tới tay khách hàng. Phương tiện vận chuyển này có thể là máy bay, tàu hỏa, tàu thủy và xe tải,… . Và điểm khởi hành thông thường là cảng biển, sân bay, bến xe hoặc nhà ga,…

ATD thường sẽ khác với thời gian dự kiến khởi hành khi vận chuyển ETD. Lý tưởng nhất giữa hai thời điểm này trùng nhau đó là thời điểm thực tế diễn ra đúng như dự kiến. Nhưng trên thực tế, điều này không phải là dễ bởi sự chậm trễ có thể xảy ra nhiều. Do đó, ATD có thể đến muộn hơn hoặc trong một vài trường hợp sẽ xảy ra sớm hơn ETD. Cùng với thuật ngữ ATD cũng xuất hiện một khái niệm khác được xem xét đến, chính là ATA – Thời gian thực tế đến với địa điểm đích.

Tầm quan trọng của ATD trong xuất nhập khẩu

ATD đóng vai trò vô cùng quan trọng trong xuất nhập khẩu, giúp xác định các khu vực có sự châm trễ và kém hiệu quả. Bằng các cách theo dõi ATD, bạn có thể thực hiện các bước để cải thiện hiệu quả và đảm bảo các lô hàng được giao đúng thời hạn và ngân sách dự kiến.

Tầm quan trọng của ATD trong xuất nhập khẩu

Những lợi ích tuyệt vời của ATD trong xuất nhập khẩu:

  • Tính cải thiện hiệu quả: ATD giúp bạn xác định rõ các khu vực có sự chậm trễ hoặc kém hiệu quả cao trong xuất nhập khẩu. Giúp bạn thực hiện các bước giúp cải thiện hiệu quả, đảm bảo các lô hàng được vận chuyển, giao đúng thời hạn và chi phí.
  • Tăng cường giao tiếp và hợp tác vượt trội: ATD giúp cải thiện quy trình giao tiếp và tăng sự hợp tác giữa các bộ phận trong xuất nhập khẩu với nhau. Khi mọi người xác định được thời gian bắt đầu thực tế của lô hàng, bạn có thể điều chỉnh kế hoạch và hoạt động một cách phù hợp. Từ đó, mọi lô hàng đảm bảo được giao đúng ngân sách và thời hạn.
  • Giảm thiểu tối đa chi phí: Thông qua cách cải thiện hiệu quả và giao tiếp, ATD giúp bạn giảm thiểu tối đa chi phí hoạt động trong xuất nhập khẩu. Khi này, giúp tăng lợi nhuận và thúc đẩy sự cạnh tranh hiệu quả hơn trên thị trường.
  • Tăng năng suất lao động: ATD giúp tăng năng suất lao động, giúp họ có thể làm việc một cách đạt hiệu quả cao hơn. Và giúp tối ưu hóa thời gian, nâng cao khả năng hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn.
  • Cải thiện chất lượng dịch vụ và sản phẩm: ATD giúp tăng chất lượng sản phẩm và dịch vụ bằng các tối ưu hóa quy trình làm việc. Đồng thời giảm thiểu tối đa thời gian chờ đợi của khách hàng và cải thiện khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
  • Nâng cao độ hài lòng của khách hàng: ATD giúp cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ, giảm tối đa thời gian chờ đợi của khách hàng. Từ đó giúp nâng cao độ hài lòng cho khách hàng và giúp cho tổ chức/doanh nghiệp có thể giữ chân khách hàng đạt hiệu quả cao hơn.
  • Tăng tính minh bạch và tiếp thêm động lực cho nhân viên: ATD giúp tăng tính minh bạch trong quá trình làm việc và tiếp thêm động lực cho nhân viên hiệu quả. Bởi thời gian làm việc của họ được đánh giá công bằng dựa trên các kết quả thực tế xảy ra.

Phân biệt ATD và ATA

ATD và ATA là 2 thuật ngữ trong ngành xuất nhập khẩu thường rất hay bị nhầm lẫn với nhau. Dưới đây là một số điểm để bạn phân biệt 2 thuật ngữ này:

Phân biệt ATD và ATA

  • Trong ngành xuất nhập khẩu, thời gian khởi hành và cập bến dự kiến của hàng hóa thường không đảm bảo độ chính xác cao. Do bị phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời gian giao hàng hoặc điều kiện thời tiết,… .
  • ATD là thời gian khởi hành thực tế trong xuất nhập khẩu và logistics. Còn ATA chính là thời gian cập cảng thực tế trong lĩnh vực này.

Do đó, khi làm việc với khách hàng, các bạn cần chú ý và nhấn mạnh rõ rằng đây chỉ những mốc thời gian dự kiến. Từ đó, để tránh gây ra sự hiểu lầm không mong muốn giữa hai bên. Bởi khách hàng luôn có xu hướng mong muốn xác định được thời gian chính xác để có thể nhận được hàng hóa kịp thời, đúng thời hạn.

>>> Bạn có thể xem thêm: LOGISTICS LÀ GÌ? Ý NGHĨA TRONG QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG

Như vậy, HPW CARGO đã giải đáp thắc mắc ATD là gì? Hi vọng sẽ mang đến cho quý khách những thông tin bổ ích nhất . Nếu còn điều gì chưa rõ, hãy liên hệ cho chúng tôi để được tư vấn – hỗ trợ ngay nhé!

Bạn có thể quan tâm:

  • Dịch vụ ePacket gửi hàng hóa quốc tế giá rẻ từ Việt Nam
  • FBA Amazon là gì? Tất cả điều cần biết về bán hàng FBA