Thai nhi 27 tuần: Mẹ bầu cần biết điều gì để chăm sóc thai kỳ khỏe mạnh?

Thai nhi 27 tuần tuổi: Lời khuyên dành cho mẹ

Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào khi mang thai 27 tuần?

Đi tiểu nhiều, tiểu lắt nhắt

Ở giai đoạn này, cơ thể mẹ vẫn giống như khi mang thai 26 tuần, mẹ không thể nằm ngửa khi ngủ, dễ bị ợ nóng và mỗi đêm đi tiểu 2-3 lần do tử cung chèn ép vào bàng quang khiến mẹ tiểu nhiều và lắt nhắt.

Phù nề

Hai tuần trước, bụng của mẹ bầu có kích thước tương ứng bằng một quả bóng đá. Khi mang thai được 27 tuần, kích thước bụng bầu của bạn đã tăng lên bằng một quả bóng rổ. Đi kèm với việc bụng bầu tăng kích thước nhanh thì nhiều mẹ bầu cũng bị phù nề ở chân và tay.

Các chuyên gia sản khoa ước tính có khoảng gần 3/4 phụ nữ mang thai bị sưng nhẹ ở chân và tay – đặc biệt là bàn chân, mắt cá chân và bàn tay. Tin vui là hiện tượng này là bình thường khi mang thai và sẽ biến mất sau khi bạn sinh con. Để dễ chịu hơn, bạn nên cởi nhẫn, lắc tay, thay những đôi giày quá chật bằng những đôi có kích cỡ phù hợp hơn.

Lưu ý là nếu tình trạng sưng phù có vẻ quá mức, khi đi khám hãy trao đổi thật cụ thể với bác sĩ. Nguyên do là bởi tình trạng sưng phù quá mức có thể là một dấu hiệu của tiền sản giật, nhất là khi bạn bị tăng huyết áp và có protein trong nước tiểu.

Rôm sảy

Quá trình mang thai khiến cơ thể mẹ bầu có sự tăng thân nhiệt và làm da thường xuyên bị ẩm ướt do đổ mồ hôi quá nhiều. Bên cạnh đó sự ma sát của da giữa các bộ phận cơ thể, sự cọ xát với với quần áo khiến nhiều mẹ bầu bị rôm sảy gây ngứa ngáy, khó chịu.

Để giảm ngứa, bạn có thể chườm mát, dùng kem dưỡng da, mặc trang phục rộng rãi và mềm mại hơn… để tạm thời làm dịu cảm giác khó chịu. Nếu phát ban hoặc kích ứng kéo dài hơn một vài ngày, hãy hỏi bác sĩ để có các giải pháp hữu hiệu hơn.

Mẹ cần lưu ý gì khi mang thai 27 tuần?

Mang thai 27 tuần, nghĩa là thai kỳ của bạn đã đi được 2/3 quá trình mang thai, chẳng bao lâu nữa bé cưng sẽ chào đời. Do đó, hãy xem xét đăng ký các lớp học tiền sản tại các trung tâm cộng đồng địa phương hoặc bệnh viện để tìm hiểu về các chủ đề như chuyển dạ – sinh nở, các phương án giảm đau khi sinh, những vấn đề sức khỏe thông thường ở trẻ sơ sinh, cách nuôi con sữa mẹ… Hãy học và tìm hiểu tất cả những gì về sinh nở và trẻ nhỏ để cảm thấy tự tin hơn, đặc biệt là nếu đây là lần đầu mang thai.

Khi mang thai 27 tuần, một số mẹ bầu có thể bị đau thần kinh tọa, dẫn đến tình trạng nhói đau, ngứa ran, tê ở mông hoặc lưng dưới và lan xuống một trong hai chân. Để giảm đau thần kinh tọa, mẹ hãy thử các mẹo sau:

  1. Tránh đứng quá lâu để giảm bớt một số cơn đau chân và đau lưng. Nằm xuống cũng có thể làm giảm áp lực này, miễn là mẹ tìm ra vị trí nằm mà mình cảm thấy tốt nhất.
  2. Chườm ấm lên vùng đau nhức có thể giúp xoa dịu cơn đau. Việc ngâm mình lâu trong bồn nước ấm cũng có tác dụng tương tự.
  3. Tập thể dục: Việc thực hành các bài tập nghiêng xương chậu hoặc làm một số động tác co duỗi cũng có thể giúp mẹ cởi bỏ áp lực đang phải chịu đựng.
  4. Bơi lội và tập thể dục dưới nước có thể giúp mẹ giảm đau hông hiệu quả. Bơi sẽ giúp kéo giãn và tăng cường cơ bắp ở lưng và hỗ trợ cho việc giảm đau.
  5. Các phương pháp khác như châm cứu, nắn khớp xương hoặc massage trị liệu với chuyên gia có thể giúp giảm đau thần kinh tọa cho mẹ.

Lời khuyên của bác sĩ về thai kỳ 27 tuần

thai 27 tuần

Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ?