Rau xanh là nguồn thực phẩm cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu cho mẹ bầu. Tuy nhiên, nhiều mẹ lần đầu mang thai không biết có bầu ăn rau muống được không. Nguyên nhân là vì khá nhiều phụ nữ tin rằng ăn rau muống trong thai kỳ sẽ khiến con sinh ra bị lồi rốn hoặc khiến mẹ dễ hình thành sẹo lồi sau sinh. Vậy, thực hư chuyện này ra sao Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ giải đáp thắc mắc về việc mang bầu có được ăn rau muống không dưới góc nhìn của các chuyên gia dinh dưỡng, từ đó giúp mẹ đưa ra sự lựa chọn khoa học, góp phần xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh trong thời kỳ mang thai.
Thành phần dinh dưỡng của rau muống
Trước khi biết rõ bà bầu ăn rau muống được không, mẹ cần tìm hiểu về thành phần dinh dưỡng của loại rau này. Theo các chuyên gia, thành phần dinh dưỡng nổi bật nhất trong rau muống là vitamin A, vitamin C, sắt, magiê và folate (vitamin B9). Cụ thể, trong 100g rau muống chứa lần lượt là:
Bạn đang xem: Bà bầu ăn rau muống được không, có tốt cho sức khỏe không?
- 39% nhu cầu khuyến nghị hàng ngày của vitamin A (315 mcg);
- 66% nhu cầu khuyến nghị hàng ngày của vitamin C (55 mg);
- 13% nhu cầu khuyến nghị hàng ngày của sắt (1.67 mg);
- 20% nhu cầu khuyến nghị hàng ngày của magiê (71 mg);
- 14% nhu cầu khuyến nghị hàng ngày của của folate (57 mcg).
Tuy có mức giá thấp nhưng rau muống lại chứa rất nhiều dưỡng chất quý giá, tốt cho sức khỏe. Dưới đây là bảng thành phần và hàm lượng dinh dưỡng chi tiết chứa trong 100g rau muống mà mẹ bầu cần biết:
Bà bầu ăn rau muống được không?
Bà bầu hoàn toàn ĂN ĐƯỢC rau muống. Không chỉ ăn được, rau muống còn là loại rau tốt cho phụ nữ mang thai. Bởi rau muống có thể giúp mẹ ngăn ngừa các biến chứng thai kỳ và dị tật thai nhi nguy hiểm, bao gồm: bệnh thiếu máu do thiếu sắt, thiếu máu do thiếu folate, dị tật ống thần kinh, dị tật nứt đốt sống, dị tật hở hàm ếch, tình trạng thai nhi chậm phát triển não bộ, chậm tăng trưởng cân nặng và các khuyết tật phát triển khác, v.v…
Bên cạnh đó, rau muống còn chứa rất ít calo (19 calo / 100g rau), ít chất đường bột, giàu chất xơ và không chứa cholesterol. Nhờ đó, ăn rau muống có thể giúp mẹ no lâu mà không cần ăn quá nhiều, hỗ trợ giảm thiểu nguy cơ bị thừa cân, béo phì và mắc các bệnh mãn tính nguy hiểm như cao huyết áp, tim mạch và đái tháo đường.
Chính vì những lợi ích sức khỏe to lớn này, mẹ bầu hoàn toàn có thể yên tâm ăn rau muống trong thời kỳ mang thai để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Do đó, nếu mẹ vẫn còn thắc mắc có thai ăn rau muống được không thì câu trả lời là ĐƯỢC.
Bà bầu ăn rau muống có tốt không?
Bà bầu ăn rau muống rất TỐT vì chúng chứa nhiều vitamin A, C, B9 (folate) cùng các khoáng chất thiết yếu như canxi, sắt và magiê. Tất cả đều là những dưỡng chất quan trọng được Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo mẹ bầu tiêu thụ mỗi ngày, trong suốt thai kỳ, nhằm duy trì một sức khỏe ổn định. Với bảng thành phần dinh dưỡng xịn sò, rau muống có thể giúp mẹ:
1. Ngăn ngừa bệnh thiếu máu
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thiếu máu là bệnh lý phổ biến mà 41.8% mẹ bầu trên toàn cầu mắc phải. Trong đó, có khoảng 50% sản phụ bị thiếu máu do thiếu sắt, 11% bị thiếu máu do thiếu folate. Theo nghiên cứu, việc bổ sung sắt và folate hàng ngày trong thai kỳ có thể giúp mẹ giảm được 70% nguy cơ mắc bệnh thiếu máu từ mọi nguyên nhân và giảm được 57% nguy cơ bị thiếu máu do thiếu sắt.
May mắn thay, rau muống là một loại rau rất giàu sắt và folate. Nhờ đó, ăn rau muống hoàn toàn có thể giúp mẹ ngăn ngừa sớm các triệu chứng của bệnh thiếu máu. Do đó, nếu mẹ vẫn còn băn khoăn, chưa biết có thai ăn rau muống được không thì câu trả lời là được.
2. Ngăn ngừa suy dinh dưỡng bào thai
Mẹ bầu ăn rau muống được không Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ bầu nên được ăn rau muống vì loại rau này hoàn toàn có thể giúp mẹ ngăn ngừa tình trạng suy dinh dưỡng bào thai. Báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy, việc bổ sung sắt và folate mỗi ngày trong thai kỳ có thể giúp mẹ ngăn ngừa tình trạng thai nhi nhẹ cân (suy dinh dưỡng bào thai) – tức tình trạng trẻ sinh ra nhẹ hơn 2.5kg dù được sinh đủ tháng. Trong khi đó, rau muống là loại rau rất giàu sắt và folate. Nhờ đó, ăn loại rau này có thể giúp mẹ duy trì được một sức khỏe tối ưu và giúp trẻ sinh ra có cân nặng đạt chuẩn.
3. Rau muống giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh
Việc mẹ bổ sung đầy đủ folate trước và trong thai kỳ được chứng minh là có thể giúp thai nhi ngăn ngừa sự hình thành các dị tật tim bẩm sinh, dị tật hở hàm ếch và dị tật ống thần kinh. Trong khi đó, trung bình trong 100g rau muống chứa tới 57 mcg folate, tức tương đương với 14% nhu cầu khuyến nghị folate hàng ngày dành cho người trưởng thành. Do đó, ăn rau muống hoàn toàn có thể góp phần giúp mẹ ngăn ngừa sớm các dị tật bẩm sinh của thai nhi.
4. Giảm khả năng sảy thai hay sinh non
Mẹ bầu ăn rau muống được không? Câu trả lời là được vì rau muống được xem là thần dược tự nhiên có khả năng làm giảm nguy cơ sảy thai và sinh non ở mẹ bầu. Theo y học, sinh non được định nghĩa là tình trạng nhau thai bị bong sớm, khiến mẹ bị chuyển dạ ngoài ý muốn và sinh con trước khi bước sang tuần thai thứ 37. Sinh non khiến trẻ sinh ra thường bị sa sút trí tuệ, suy yếu hệ miễn dịch, mắc các bệnh võng mạc, bại não và các khuyết tật phát triển khác.
Theo nghiên cứu, việc bổ sung folate đầy đủ trong thai kỳ có thể giúp mẹ giảm được 28% nguy cơ sinh non. Trong khi đó, rau muống lại chứa rất nhiều folate. Từ đó, ăn rau muống hoàn toàn có thể làm giảm nguy cơ sảy thai hoặc sinh non ở mẹ bầu.
5. Hỗ trợ thai nhi phát triển toàn diện
Xem thêm : Sinh vào thứ mấy trong tuần: Tính cách và vận mệnh của bạn ra sao?
Rau muống là một rau chứa nhiều vitamin A. Trung bình trong 100g rau muống chứa đến 39% nhu cầu khuyến nghị hàng ngày dành cho người trưởng thành. Trong thai kỳ, vitamin A cần thiết cho quá trình hình thành, sinh trưởng, biệt hóa và hoàn thiện mọi tế bào của thai nhi. Trong đó bao gồm quá trình hình thành cơ quan nội tạng, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ thống khung xương và hệ miễn dịch của bé. Nhờ đó, việc mẹ ăn rau muống sẽ hỗ trợ thai nhi phát triển toàn diện và tối ưu.
6. Ăn rau muống giúp giảm táo bón và bệnh trĩ
Mẹ bầu ăn rau muống được không? Câu trả lời là được vì rau muống giúp mẹ phòng ngừa táo bón rất tốt. Trong thai kỳ, táo bón được xem là kẻ thù số 1 của mẹ bầu. Nguyên nhân là vì táo bón là một bệnh lý rối loạn tiêu hóa phổ biến, ảnh hưởng đến 38% mẹ bầu trên toàn cầu.
May mắn thay, rau muống là một loại rau xanh có chứa hàm lượng chất xơ cao, giúp nhuận tràng, kích thích nhu động ruột, ngăn ngừa đầy hơi, khó tiêu và táo bón. Nhờ đó, ăn rau muống giúp mẹ đi ngoài dễ dàng hơn, hỗ trợ ngăn ngừa bệnh trĩ, đặc biệt là trong bối cảnh những tháng cuối thai kỳ, khi thai nhi gia tăng kích thước, chèn ép ổ bụng và khiến mẹ gặp táo bón thường xuyên.
7. Hỗ trợ chống oxy hóa và kháng viêm
Chất chống oxy hóa là các hợp chất có khả năng kháng viêm và vô hiệu hóa sự tấn công, phá hủy tế bào của các gốc tự do. Theo nghiên cứu, rau muống chứa nhiều hợp chất polyphenols, chịu trách nhiệm cho khả năng kháng viêm và chống oxy hóa chính của rau muống. Hầu hết các hợp chất phenolic này đều có thể được tìm thấy trong lá và thân của rau muống. Nhờ đó, ăn rau muống có thể giúp mẹ ngăn ngừa các biến chứng thai kỳ nguy hiểm do quá trình oxy hóa gây ra, chẳng hạn như sinh non, tiền sản giật, trẻ sinh ra bị nhẹ cân, v.v…
8. Rau muống có công dụng giúp xương chắc khỏe
Mẹ bầu ăn rau muống được không? Câu trả lời là được vì rau muống giúp mẹ và thai nhi gia tăng mật độ khoáng chất trong xương, giúp xương chắc khỏe. Trong số các loại rau xanh thì rau muống là một trong những loại rau chứa nhiều canxi và magiê nhất. Trung bình trong 100g rau muống chứa đến 77 mg canxi, 71mg magiê – tương ứng với lần lượt 8% và 18% nhu cầu khuyến nghị canxi và magiê hàng ngày dành cho người trưởng thành.
Nếu như canxi là thành phần chính cấu tạo nên xương thì magiê kích hoạt calcitonin – một loại hormone giúp cơ thể rút canxi từ máu vào xương, hỗ trợ duy trì mật độ khoáng chất xương. Do đó, ăn rau muống đúng cách sẽ giúp mẹ bầu giảm nguy cơ bị loãng xương sau sinh và giúp thai nhi phát triển kích thước đạt chuẩn.
9. Tăng cường khả năng miễn dịch
Mang thai ăn rau muống được không? Câu trả lời là được vì rau muống chứa nhiều vitamin A. Nhờ đó, ăn rau muống giúp cơ thể mẹ bầu kích thích sản xuất bạch cầu – một loại tế bào máu hỗ trợ cơ thể chống vi rút, tăng cường hệ miễn dịch.
Đồng thời, hàm lượng vitamin A cao trong rau muống còn giúp mẹ bầu tăng cường sản sinh ra kháng thể IgA, giúp củng cố khả năng miễn dịch ở niêm mạc và màng nhầy – tuyến phòng thủ đầu tiên của cơ thể chống lại sự xâm nhập của mầm bệnh. Nhờ đó, ăn rau muống giúp mẹ nâng cao sức đề kháng, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý phổ biến như cảm cúm, ho, sốt, viêm họng, viêm hô hấp, v.v… do nhiễm khuẩn, nhiễm trùng hay nhiễm vi-rút mang lại.
10. Tốt cho mắt
Hàm lượng vitamin A cao vượt trội trong rau muống giúp thai nhi phát triển thị lực toàn diện, giảm nguy cơ bị rối loạn thị giác và mắc bệnh đục thủy tinh thể trong thời kỳ mang thai. Bên cạnh đó, vitamin A còn là một thành phần của rhodopsin – một loại protein thụ cảm ánh sáng giúp mẹ bầu nhìn rõ trong điều kiện ánh sáng yếu. Nhờ đó, ăn rau muống có thể giúp mẹ bầu ngăn ngừa tình trạng quáng gà, giảm thiểu rủi ro tai nạn, vấp ngã do thị lực giảm sút trong thai kỳ.
11. Phòng ngừa tiểu đường thai kỳ
Mẹ bầu ăn rau muống được không? Câu trả lời là được vì rau muống có khả năng giúp mẹ ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ rất hiệu quả. Nghiên cứu cho thấy, tiêu thụ rau muống giúp làm giảm 29.4% nồng độ đường huyết sau 2 giờ dung nạp glucose ở bệnh nhân tiểu đường tuýp II.
Do đó, việc ăn rau muống được chứng minh là có tác dụng hỗ trợ hạ đường huyết, giúp mẹ bầu không bị tăng cân quá nhanh trong thai kỳ, từ đó làm giảm thiểu nguy cơ mắc những biến chứng thai kỳ nguy hiểm đái tháo đường, cao huyết áp hoặc bệnh tim mạch.
12. Giúp cải thiện làn da
Bước vào tam cá nguyệt thứ hai, thai nhi sẽ phát triển mạnh mẽ về kích thước. Điều này khiến cho làn da bụng của mẹ bị căng rạn và nứt nẻ nhanh chóng. May mắn thay, hai thành phần dinh dưỡng chứa nhiều nhất trong rau muống là vitamin A và vitamin C. Nhờ đó, ăn rau muống giúp mẹ tăng cường sản sinh collagen, cải thiện độ đàn hồi của da và hỗ trợ là giảm các triệu chứng rạn da phổ biến trong thai kỳ.
13. Giảm đau cơ, chuột rút
Mẹ bầu ăn rau muống được không? Câu trả lời là được vì rau muống có khả năng giúp mẹ bổ sung khoáng chất kịp thời cho cơ thể. Trong thai kỳ, tình trạng tăng cân quá nhanh có thể khiến mẹ bị thiếu hụt khoáng chất, gây mất cân bằng điện giải, dẫn đến những cơn căng cơ và chuột rút, khiến mẹ đau nhói. Cụ thể:
- Thiếu kali: Có thể khiến mẹ bị phù nề, sưng mắt cá chân, gây đau cơ khi di chuyển;
- Thiếu canxi: Có thể khiến mẹ bị hạ canxi máu, gây nên những cơn tê bì chân tay, rối loạn cảm giác (dị cảm) hay thậm chí là những cơn co giật, chuột rút mất kiểm soát.
Trong khi đó, rau muống lại chứa rất nhiều kali và canxi. Vì thế, ăn rau muống giúp mẹ ngăn ngừa tình trạng rối loạn điện giải, hỗ trợ giảm đau cơ và chuột rút khi mẹ bầu tăng cân quá nhanh trong thai kỳ, đặc biệt là khi bước sang tam cá nguyệt thứ hai và tam cá nguyệt thứ ba.
Phụ nữ mang thai ăn rau muống sao cho đúng?
Xem thêm : Bầu ăn tía tô được không? 3 cách nấu tía tô khi mang thai!
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, mẹ bầu không nên ăn quá 240g rau muống / ngày trong 3 tháng đầu thai kỳ và không nên ăn quá 320g rau muống / ngày trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ. Mặt khác, tiêu thụ nhiều hơn 952g rau muống mỗi ngày hoặc nhiều hơn 2.38kg rau muống mỗi tuần có thể khiến mẹ bầu bị ngộ độc do bổ sung quá liều vitamin A từ rau muống, từ đó làm tăng nguy cơ gây dị dạng thai nhi, khiến trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh hoặc quái thai.
Do đó, tốt nhất mẹ bầu chỉ nên ăn rau muống tối đa 2 – 3 lần / tuần và mỗi lần ăn không nên tiêu thụ quá 240g rau. Trong mọi tình huống, mẹ bầu tuyệt đối không được ăn quá nhiều các món ăn chứa loại rau này trong một lần hoặc ăn liên tục trong nhiều ngày liên tiếp để ngăn ngừa tình trạng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, đầy hơi, khó tiêu và ngộ độc vitamin A từ rau muống.
Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, mẹ bầu nên ăn rau muống đúng cách để tránh những tác hại không mong muốn. Dưới đây là một số lưu ý cho bà bầu khi ăn rau muống để tránh những vấn đề rối loạn tiêu hóa gây nên do việc mẹ không tuân thủ an toàn vệ sinh thực phẩm:
- Rửa sạch và nấu chín rau: Rau muống thường được trồng ở ao hồ, là môi trường chứa nhiều loại ký sinh trùng như khuẩn Listeria, Toxoplasma, Salmonella, Fasciola hepatica, trứng ếch, trứng giun sán, trứng ốc bươu và trứng ốc sên. Nếu không được rửa sạch, và nấu chín kỹ, mẹ có thể bị ngộ độc thực phẩm khi ăn rau muống, gây nhiễm trùng ruột, nhiễm trùng máu và nghiêm trọng hơn là nhiễm trùng não bộ, đe dọa đến sự phát triển giác quan và khả năng nhận thức của thai nhi.
- Ngâm nước muối: Khi trồng rau muống, nhiều người thường sử dụng thêm hóa chất để rau tăng trưởng nhanh và ít bị sâu ăn. Do đó, mẹ bầu cần phải ngâm nước muối và rửa lại nhiều lần trước khi nấu để tránh ngộ độc hóa chất.
Mẹo chọn rau muống ngon và an toàn cho mẹ bầu
Bên cạnh cách ăn, cách chế biến thì cách chọn lựa rau muống cũng rất quan trọng bởi việc mua phải những bó rau héo, chứa nhiều hóa chất độc hại sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ và bé. Dưới đây là một số lưu ý để mẹ bầu có thể lựa chọn được những bó rau muống tươi ngon và an toàn cho sức khỏe:
- Chỉ ăn rau đạt chuẩn: Mẹ nên mua rau muống chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo đầy đủ tiêu chuẩn vệ sinh của Bộ Y tế, chẳng hạn như mua rau muống đạt chứng nhận Vietgap hoặc Organic.
- Ưu tiên chọn rau cọng nhỏ: Khi mua rau muống, mẹ không nên chọn loại có cọng to. Nguyên nhân là bởi rau muống cọng nhỏ khi ăn sẽ giòn ngon hơn hẳn loại có thân to bản.
- Chọn rau có màu tự nhiên: Mẹ nên lựa rau muống có màu xanh đậm tự nhiên, không nên chọn rau muống có màu lá quá tươi xanh. Nguyên nhân là bởi rau muống có màu xanh tươi rói, thân và lá không hề có vết đục khoét của sâu ăn lá,… có thể là dấu hiệu cho thấy rau đã được phun thuốc trừ sâu và có nguy cơ chứa nhiều hóa chất hơn bình thường.
- Quan sát nước rửa rau: Khi rửa rau muống, nếu mẹ thấy bong bóng nổi lên nhiều tức là sẽ bị rau nhiễm hóa chất, do đó mẹ bầu tuyệt đối không nên ăn loại rau muống này.
- Quan sát nước luộc rau: Sau khi sơ chế sạch rau muống, nếu nước rau sau khi luộc lên còn nóng có màu xanh nhạt, nguội dần có màu đen, vẩn đục thì chắc chắn đó là rau muống không sạch. Mẹ bầu cũng tuyệt đối không nên ăn loại rau này.
Các món ngon với rau muống cho mẹ bầu
Bên cạnh cách luộc rau, mẹ bầu có thể lựa chọn chế biến rau muống với nhiều nguyên liệu khác nhau để đa dạng khẩu phần ăn, đồng thời bổ sung được nhiều hương vị và dưỡng chất hơn cho cơ thể, chẳng hạn như:
1. Rau muống xào với thịt bò
Đây là một món ăn vô cùng quen thuộc với những ai là tín đồ thích ăn rau muống xào. Để chế biến món này, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu cụ thể như 1 bó rau muống (500 g cho 3-4 người ăn), 2 – 3 tép tỏi nhỏ, 200g thịt bò và các gia vị như tiêu, đường, muối. Dưới đây là các bước hướng dẫn chế biến món rau muống xào thịt bò cụ thể như sau:
- Nhặt rau muống lấy phần non, bỏ phần lá già héo và rửa sạch với nước muối rồi để ráo nước.
- Thịt bò rửa sạch, thái lát mỏng, ướp với tiêu, đường, nước tương.
- Tỏi bóc vỏ và đập dập. Sau đó, bắc chảo lên bếp cho tỏi vào xào thơm, rau muống vào xào đến khi tái chín và nêm thêm gia vị.
- Tiếp theo, cho rau ra đĩa, phi tỏi và cho thịt bò xào đến khi chín tới.
- Cho cả rau muống và thịt bò vào xào chung trong lửa lớn khoảng 2 phút rồi tắt bếp là có thể thưởng thức được.
2. Rau muống xào tỏi
Để chế biến món rau muống xào tỏi, bạn cần phải chuẩn bị một số nguyên liệu cụ thể như 500g rau muống, 1 củ tỏi, dầu hào, dầu ăn, gia vị bột canh, đường, muối, nước mắm. Dưới đây là cách chế biến rau muống xào tỏi cực kỳ bắt cơm mà mẹ bầu có thể áp dụng:
- Nhặt rau muống lấy phần non, bỏ phần lá già héo và rửa sạch với nước.
- Sau đó, đặt nồi nước lên bếp, cho vào chút muối đợi nước sôi. Nước đã sôi thì cho phần rau vào, chần qua vào khoảng 1 phút.
- Tiếp theo, mẹ vớt nhanh rau muống ra và cho ngay vào thau nước đá lạnh để phần rau được săn lại, giữ được màu xanh và độ giòn tự nhiên/
- Cho chảo lên bếp, đợi chảo nóng, phi thơm tỏi cho đến khi tỏi chuyển sang màu vàng nhạt thì cho rau vào xào.
- Thêm tỏi và nêm gia vị sao cho vừa ăn.
3. Canh rau muống nấu tôm chua
Món canh rau muống nấu tôm chua là món ăn giàu dinh dưỡng cho mẹ bầu, rất phù hợp với mẹ trong giai đoạn thèm chua mỗi khi ốm nghén. Nguyên liệu cần chuẩn bị cho món ăn này bao gồm 500g rau muống, 100g tôm tươi, muối, tiêu, đường, nước cốt me chua và nước mắm. Dưới đây là các bước làm để có một tô canh chua rau muống nấu tôm vô cùng thơm ngon như sau:
- Nhặt phàn non của rau muống và rửa sạch với nước.
- Tôm lột phần vỏ, ướp cùng với hành băm, muối và chút nước mắm, tiêu.
- Nấu sôi nước rồi đổ tôm vào, chờ nước sôi lại. Sau đó, cho rau muống vào nấu chín, nêm nước cốt me và gia vị sao cho vừa miệng.
Tác hại của việc mẹ bầu ăn rau muống không đúng cách
Rau muống là một loại rau giàu dinh dưỡng, rất tốt cho bà bầu nếu được tiêu thụ ở mức độ vừa phải. Tuy nhiên, mẹ bầu cần chú ý đến việc chọn lựa rau sạch và chế biến kỹ càng trước khi ăn.
1. Ăn rau muống không đúng cách rước bệnh vào thân
Ăn rau muốn không đúng cách có thể gây một số tác động không mong muốn đối với phụ nữ mang thai. Dưới đây là một số yếu tố cần lưu ý:
- Nguy cơ nhiễm khuẩn: Rau muống có thể chứa vi khuẩn hoặc các chất ô nhiễm từ môi trường, đặc biệt là nếu không được rửa sạch kỹ. Ăn các loại rau thủy sinh như rau muống, dễ khiến mẹ bầu mắc bệnh sán lá gan lớn, nhiễm kim loại nặng. Nhẹ hơn, mẹ bầu có thể bị nhiễm khuẩn, gây ra tiêu chảy và khó tiêu hóa. Đối với phụ nữ mang thai, nhiễm khuẩn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và thai nhi.
- Gây ra một số vấn đề sức khỏe: Việc ăn quá nhiều rau muống có thể gây tăng axit uric trong cơ thể, gây ra tình trạng tái phát của bệnh gút hoặc tăng nguy cơ hình thành các tinh thể trong thận do có hàm lượng oxalate cao.
2. Những trường hợp mẹ bầu cần tránh ăn rau muống
Nhìn chung, có 4 trường hợp mẹ bầu KHÔNG nên ăn rau muống là:
- Khi có vết thương chưa lành: Với những mẹ bầu đang có vết thương ngoài da thì tuyệt đối không được ăn rau muống. Nguyên nhân là vì rau muống có khả năng kích thích tăng sinh tế bào gây sẹo lồi và làm mất thẩm mỹ.
- Khi vừa uống sữa: Tuyệt đối không được uống sữa và ăn rau muống cùng lúc bởi vì rau muống có thể cản trở việc hấp thu canxi từ sữa vào cơ thể mẹ.
- Khi rau chưa được nấu chín: Tuyệt đối không ăn sống rau muống vì nguy cơ nhiễm khuẩn Listeria, Toxoplasma và Salmonella cao. Tốt nhất, mẹ nên thực hiện nấu chín rau muống bằng cách xử lý qua nhiệt độ, chẳng hạn như xào, luộc, nấu canh, nhúng lẩu, v.v…
- Khi mắc bệnh lý: Một số mẹ bầu mắc bệnh gout, tiểu đường, viêm khớp, sỏi thận, rối loạn chuyển hóa hoặc đang dùng thuốc điều trị các bệnh lý khác trong thai kỳ cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi đưa rau muống vào khẩu phần ăn hàng ngày của mình để đảm bảo hiệu quả điều trị bệnh và giữ an toàn cho sức khỏe.
Trong mọi tình huống, nếu mẹ đang mắc phải nhiều bệnh lý khác cần điều trị trong thai kỳ, đừng quên tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc có bầu ăn rau muống được không để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Tổng kết, có bầu ăn rau muống được không? Tất nhiên là ĐƯỢC. Việc ăn một lượng vừa phải rau muống chín mềm và được rửa sạch là tốt cho sức khỏe của bà bầu. Điều quan trọng là duy trì một chế độ ăn cân đối và đa dạng, bao gồm cả rau và các nguồn thực phẩm khác, và tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng nếu bạn có bất kỳ lo ngại nào.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp