Bà bầu có nên ăn canh cua không? Canh cua là một món ăn giải nhiệt cho mùa hè được khá nhiều người ưa thích. Ai cũng biết món ăn ngon ngọt, bổ sung nhiều canxi này rất tốt nhưng với phụ nữ mang thai thì nên cẩn thận.
Đồng thời, theo một số quan niệm dân gian, mẹ bầu ăn canh cua dễ bị sảy thai. Do vậy, bà bầu có nên ăn canh cua không ? Mẹ nên ăn thế nào để tốt cho sức khỏe?
Bạn đang xem: Bà bầu có nên ăn canh cua không? Những lưu ý mẹ cần biết trước khi ăn
Cùng Langchaixua.vn tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Bà bầu có nên ăn canh cua không? Trong thời gian mang thai, mẹ cần có một lượng canxi lớn để bổ xung cho xương và răng.
Bà bầu có nên ăn canh cua không? Ăn canh cua thực sự tốt hay xấu cho mẹ?
Để có thể tìm hiểu về việc khi mang thai/ bầu có nên ăn canh cua không? mẹ cần hiểu rõ về thành phần dinh của món này.
Dinh dưỡng có trong thịt cua
Cua đồng được xem là loại thực phẩm có nhiều dưỡng chất cho cơ thể con người và nhất là rất dễ ăn. Thông thường các bà nội trợ sẽ sử dụng loại cua này để nấu canh.
Cứ trong 100g cua đồng bỏ mai cùng yếm thì sẽ có 74,4g nước; 3,3g lipid; 12,3g protein; 2g glucid. Ngoài ra, nó còn cung cấp được 89g calo.
Hơn thế nữa, cua đồng còn chứa nhiều vitamin, muối khoáng, đặc biệt là canxi có trong nó rất cao. Phải nói rằng cua đồng có tới 5.040md canxi, 430mg photpho…
Do đó, canh cua trở thành món ăn yêu thích không chỉ thơm ngon mà còn bổ sung đầy đủ canxi cho cơ thể con người.
Qua phân tích cho thấy, trong cua đồng có chứa một lượng protid rất tốt cho sức khỏe. Từ cua đồng phải chứa từ 8-10 loại axit amin cần thiết cho sức khỏe con người.
Theo Đông y, cua đồng được xem là vị thuốc cổ có tên là điền giải. Loại cua này tính thanh, vị mặn và có tác dụng tán huyết, tốt cho xương khớp cũng như gân cốt.
Bạn dùng cua đồng giã lấy nước rồi uống sống để giảm đau, trị thương và chữa tụ máu do va đập.
Những chất gây hại của thịt cua
Bà bầu có nên ăn canh cua không? Dù là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, nhưng trong thịt cua nhất là cua biển lại chứa lượng nhỏ thủy ngân. Nó có thể gây dị tật hệ thần kinh nếu như bạn ăn không đúng cách.
Không những thế, người ta còn tìm thấy 2 loại chất độc là polychlorinated và dioxin. Đây là 2 chất độc gây phát ban vô cùng độc hại.
Chỉ một lượng nhỏ 2 chất này thôi cũng đủ tấn công hệ miễn dịch. Ngoài ra, nó cũng phá hủy chức năng hệ thần kinh, tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh.
Đặc biệt, nó còn có thể gây sinh non và sảy thai rất cao.
Bà bầu có nên ăn canh cua không? Thực tế canh cua rất giàu dưỡng chất tốt cho sức khỏe của mẹ nhưng không nên ăn quá nhiều.
Bà bầu có nên ăn canh cua không?
Thực tế thì cua đồng có giá trị dinh dưỡng cao nhưng khi kết hợp nấu canh với các loại rau thì nhiều mẹ lo lắng. Liệu rằng ăn canh cua có ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi hay không?
Loại rau thường dùng để nấu với cua đồng là rau đay và mồng tơi. Nói chung là món ăn này khá dễ ăn lại kích thích vị giác.
Mặt khác, các loại rau nấu với cua đồng đều rất tốt với sức khỏe của mẹ. Do đó, mẹ không cần lo lắng mẹ ăn canh cua có tốt không, quan trọng là đúng thời điểm và lượng vừa phải.
Trong thịt cua đồng chứa nhiều canxi tốt cho mẹ và sự phát triển của bé. Đồng thời, lượng sắt chứa trong cua cũng giúp mẹ bổ sung thêm sắt cho cơ thể để nuôi bé khỏe mạnh.
Cùng với đó, là hàm lượng lớn omega-3 giúp cho não bộ của bé phát triển thông minh hơn khi chào đời. Tuy nhiên, theo dân gian truyền miệng ăn mẹ ăn cua dễ sảy thai.
Hiện nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào khẳng định về điều này. Nhưng lo ngại này không phải là không có cơ sở bởi nó xuất phát từ 2 giả thuyết.
Một là, theo y học hiện đại thì cua là thực phẩm dễ gây dị ứng. Khi ăn xong mẹ thường có các triệu chứng như co thắt cơ thành ruột, phế quản gây khó thở tức ngực.
Nó còn làm co thắt thành tử cung dẫn đến động thai và kích thích sảy thai. Vì thế, ai có cơ địa dị ứng nhất là mẹ có thai nên cẩn trọng khi ăn cua.
Hai là, trong Đông y cua có vị mặn, hơi độc, tính hàn và giúp hoạt huyết, chữa đau do ngã, làm tan tụ máu… Nên mẹ cần hạn chế ăn cua.
Bà bầu có nên ăn canh cua không? Lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ mang thai ở 3 tháng đầu không nên ăn cua đồng. Chỉ từ tháng thứ 5 trở đi mẹ có thể ăn cua nhưng với số lượng hạn chế.
Đối với, mẹ có tiền sử sảy thai, sinh non hay gặp biến chứng trong khi mang thai nào khác tốt nhất không nên ăn cua. Mẹ có thể bổ sung thêm canxi bằng nhiều cách khác.
Trong thai kỳ, mẹ chỉ nên ăn khoảng 1 chén nhỏ là được. Trước khi ăn mẹ nên tham vấn bác sĩ về loại thực phẩm này để chẩn đoán mức cholesterol cao.
Bà bầu có nên ăn canh cua không? Một số lưu ý mẹ nên nhớ khi ăn canh cua
Bà bầu cần lưu ý những điều sau khi ăn nhằm đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé yêu:
Chọn mua cua phải tươi và sạch
Vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề quan trọng khi mang thai. Mẹ cần chú ý lựa chọn những con cua còn tươi, đừng ham rẻ mà mua cua chết hay những con sắp chết.
Nếu mẹ nấu canh từ cua đã chết thì chất đạm lúc này sinh ra độc tố histamin gây ngộ độc. Khi mua về mẹ cần chế biến ngay trong ngày, không ăn thực phẩm để qua đêm. Nhất là món ăn thừa nấu đi nấu lại nhiều lần.
Xem thêm : 96 là biển số ở đâu?
Mách mẹ lựa chọn cua ngon:
- Chọn những con cua tươi, lành lặn, khỏe và cầm chắc tay.
- Mẹ lấy tay ấn nhẹ vào phần yếm ở bụng nếu thấy cứng là cua có nhiều thịt.
Bà bầu có nên ăn canh cua không? Khi chọn mua cua mẹ nên lựa những con chắc khỏe và còn tươi.
Tiêu chí “ăn chín, uống sôi”
Khi ăn cua, ghẹ hoặc các loại hải sản không còn tươi sống, chế biến sai cách khiến mẹ có nguy cơ nhiễm vi khuẩn có độc. Những vi khuẩn này thường là khuẩn cầu trùm hoặc dấu phẩy…
Nhất là khuẩn listeria monocytogenes rất nguy hiểm. Chúng có thể tấn công hệ miễn dịch của con người.
Ăn cua chưa được nấu chín mẹ dễ bị nhiễm ấu trùng sán lá phổi. Đặc biệt là trong cua sống có thành phần khiến cơ thể mắc phải bệnh trùng phổi.
Không nên uống trà hay ăn hồng sau khi ăn cua
Hai món ăn này khi kết hợp với thị cua sẽ gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của cơ thể. Triệu chứng thường thấy là lợm giọng, nôn mửa và đau bụng.
Ngoài ra, mẹ cũng nên chú ý một số điểm khác như:
- Mẹ nào có dấu hiệu bị huyết áp cao hoặc các bệnh về tim mạch nên hạn chế ăn gạch cua. Do trong gạch cua có nhiều cholesterol không tốt cho 2 bệnh này.
- Với những mẹ bị bệnh gút cũng nên hạn chế ăn canh cua bởi trong đây có nhiều chất đạm.
Bà bầu có nên ăn canh cua không? Cách nấu canh cua ngon cho mẹ tham khảo
Nguyên liệu chuẩn bị:
- Cua đồng: 0,5kg
- Rau mồng tơi: 1 bó
- Rau đay: 1 bó, mướp: 1 quả
- Hành khô: 2 củ
- Dầu ăn, hạt nêm, muối
Cách chế biến:
- Khi mua cua về mẹ chọn những con khỏe nhất, có mai màu xám đục và cứng thì thịt sẽ chắc, thơm và nhiều gạch.
- Tiếp theo đêm rửa sạch cua, tách mai và lột bỏ phần yếm rồi lấy gạch cua để riêng. Sau đó mẹ cho muối vào phần thịt đã làm sạch rồi đem đi giã.
- Sau khi giã xong mẹ dùng tay bóp đều cho thịt cua ra hết rồi lấy rây lưới nhỏ để lọc phần vỏ cua. Để riêng phần nước thịt cua đã lọc ra.
- Còn về phần rau mồng tơi và rau đay nhặt rửa sạch rồi thái nhỏ. Đối với mướp mẹ gọt vỏ, rửa sạch thái miếng vừa ăn.
- Cho chảo lên bếp thêm dầu ăn và phi thơm hành khô rồi cho gạch cua vào chứng đến khi có màu vàng thì đổ ra bát nhỏ.
- Cuối cùng, mẹ đổ nước cua đã lọc vào nồi rồi bắc lên bếp đun sôi. Khi thấy nước sôi, mẹ gạt thịt cua sang bên rồi cho rau vào và nêm gia vị vừa ăn.
- Khi canh chín tới thì trút nốt gạch và mướp vào đun thêm 2 phút thì tắt bếp múc ra tô lớn.
Ngoài món canh cua trên mẹ có thể tham khảo kết hợp cua với rau củ khác nhau như:
- Canh riêu cua giúp mẹ ăn ngon miệng hơn.
- Canh cua nấu với khoai sọ và rau rút khiến cho tâm trạng mẹ bớt bồn chồn và lo lắng hơn.
- Canh cua bí đao có tính thanh nhiệt tốt cho cơ thể mẹ bầu.
Kết luận – Bà bầu có nên ăn canh cua không?
Các mẹ đã giải đáp được cho câu hỏi “Bà bầu có nên ăn canh cua hay không? rồi nhỉ. Với nhiều cách chế biến các mẹ có thể dùng cua nấu thành nhiều món ăn ngon mà lại bổ dưỡng.
Tuy nhiên, mẹ nào bị dị ứng, huyết áp cao, bệnh tim hay gút thì không nên ăn canh cua. Đối với mẹ ăn canh cua được nhưng chỉ ăn một chén nhỏ để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.
Mẹ có thèm canh cua đến mấy cũng hãy đợi qua 5 tháng thì mới được ăn.Langchaixua.vn chúc mẹ có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh nhất.
Tìm hiểu Bảo Tàng Nước Mắm tại Việt Nam
Nước mắm, một gia vị truyền thống của Việt Nam. Bảo tàng nước mắm đầu tiên tại Việt Nam nằm ở địa chỉ: số 360 Nguyễn Thông, Phú Hài, Phan Thiết, Bình Thuận. Đến đây, bạn sẽ được khám phá lịch sử và quy trình sản xuất nước mắm, bạn sẽ hiểu rõ hơn về vai trò văn hóa và kinh tế của nước mắm trong cuộc sống hàng ngày của người dân Việt Nam.
Tìm hiểu chi tiết tại Bảo Tàng Làng Chài Xưa
Fanpage: https://www.facebook.com/LangChaiXua.VN Website: Langchaixua.vn Hotline: 039.3400.151
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp