Bà bầu ăn chôm chôm đúng cách: Chỉ lợi, không hại

Kiểm soát huyết áp trong quá trình mang thai

Chôm chôm được các bác sĩ đánh giá là có thể giúp kiểm soát huyết áp khi mang thai, giảm cholesterol, hỗ trợ lưu thông máu để giảm tình trạng sưng phù cơ thể mẹ dễ mắc phải vào cuối thai kỳ.

Ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn

Theo nghiên cứu, axit gallic, một chất được tìm thấy trong chôm chôm có tác dụng “kì diệu” trong việc loại bỏ các gốc tự do và giúp bảo vệ cơ thể bạn từ vi khuẩn có hại và các nhiễm trùng khác.

Ngoài ra, bà bầu ăn chôm chôm cũng có tác dụng ngăn ngừa và điều trị các loại bệnh thường tấn công phụ nữ mang thai như sốt, nhức đầu, ho, cảm cúm và cảm lạnh.

Thúc đẩy sức khỏe của hệ xương

Ngoài hàm lượng vitamin C dồi dào, chôm chôm cũng giàu canxi, phốt pho, magie, kẽm có thể giúp củng cố và tăng cường sức khỏe của hệ xương, đồng thời cung cấp canxi để thai nhi phát triển.

Bổ sung vitamin e giúp bảo vệ da và tóc của mẹ bầu

Vitamin C, vitamin E và lượng nước dồi dào trong chôm chôm là những yếu tố quan trọng giữ cho da dẻ mẹ bầu luôn mịn màng, mềm mại.

Lưu ý khi mẹ bầu ăn chôm chôm

Tuy mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng ăn nhiều chôm chôm khi mang thai sẽ ảnh hưởng đến quá trình cân bằng các dưỡng chất trong cơ thể, gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển về tinh thần và thể chất của thai nhi.

Đặc biệt, hiện nay trong quá trình trồng chôm chôm, việc sử dụng thuốc trừ sâu và các hóa chất độc hại là không thể tránh khỏi. Vì vậy, bà bầu ăn chôm chôm nên rửa sạch, và ngâm chôm chôm trong nước muối loãng trước khi ăn. Không nên dùng răng để “lột vỏ” mà nên dùng dao để hạn chế nguy cơ tiếp xúc trực tiếp với thuốc trừ sâu (nếu có).

Ngoài ra, chôm chôm quá chín chứa nhiều cồn (do đường chuyển hóa) vì thế không an toàn cho mẹ và thai nhi. Chôm chôm chứa rất nhiều đường, vì thế không nên ăn nhiều một lúc, đặc biệt là với các bà mẹ bị bệnh tiểu đường thai kỳ.