Củ kiệu, dưa món là những món ăn rất phổ biến và cũng thật ngon miệng vào những ngày Tết đến Xuân về. Tuy nhiên, mẹ bầu ăn củ kiệu được không, liệu có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của thai nhi đang là thắc mắc của số đông các mẹ bầu trên nhiều diễn đàn bỉm sữa. Con Cưng đã tìm hiểu và tổng hợp các thông tin liên quan để giúp mẹ có được câu trả lời chính xác. Tham khảo ngay trong bài viết dưới đây, các mẹ nhé!
Thành phần dinh dưỡng trong củ kiệu
Để biết được mẹ bầu ăn củ kiệu được không, thì việc tìm hiểu thông tin về thành phần dinh dưỡng của củ kiệu là rất cần thiết. Dựa trên thông tin về các thành phần này, mẹ bầu có thể đánh giá được củ kiệu có tốt đối với sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi hay không. Theo kết quả phân tích từ nhiều nghiên cứu, trong 100g củ kiệu chứa các thành phần dinh dưỡng sau đây:
Bạn đang xem: Mẹ bầu ăn củ kiệu được không? Vì sao?
– Nước: 89.5 g
– Năng lượng: 24 Kcal
– Chất đạm: 1.3 g
– Chất đường bột: 4.7 g
– Chất xơ: 1.2 g
– Canxi: 50 mg
– Sắt: 1.20 mg
Xem thêm : Cảm Ơn Quý Khách
– Photpho: 35 mg
– Vitamin C: 12 mg
– Vitamin B1: 0.05 mg
– Vitamin B2: 0.10 mg
Thành phần dinh dưỡng có trong củ kiệu
Các thành phần trên đều là những dưỡng chất mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho sức khỏe chung của mẹ bầu. Chi tiết về một số lợi ích sức khỏe khi mẹ bầu ăn củ kiệu muối chua như sau:
– Bổ sung chất điện giải, giúp thực hiện các chức năng thần kinh và cơ bắp, giúp giữ cân bằng lượng dịch cơ thể, huyết áp và pH máu.
– Không chứa cholesterol và chất béo nên có thể hạn chế nguy cơ tăng cân, ngoài ra còn hỗ trợ tăng cường lưu thông máu giúp giảm nguy cơ đột quỵ.
– Củ kiệu khi lên men sẽ có thêm nhiều lợi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa. Kết hợp với các hoạt chất kháng viêm và kháng khuẩn với các lợi khuẩn này, củ kiệu sẽ giúp cơ thể ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh về tiêu hóa.
Xem thêm : Trồng cần sa, các loại cây có chứa chất ma tuý sẽ bị xử lý như thế nào?
– Giàu chất chống oxy hóa giúp làm chậm sự phát triển của các tế bào gây hại, đồng thời còn tiêu diệt các gốc tự do có hại.
Tuy tốt cho sức khỏe, nhưng củ kiệu vẫn có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn nếu mẹ bầu sử dụng quá nhiều. Mời mẹ cùng tìm hiểu chi tiết về các tác dụng phụ khi mẹ bầu ăn quá nhiều củ kiệu ở nội dung tiếp theo.
Lợi ích của củ kiệu đối với bà bầu
3 tác hại nguy hiểm khi mẹ bầu ăn quá nhiều củ kiệu
2.1 Gây đầy hơi và ợ nóng
Củ kiệu, đặc biệt là củ kiệu muối lên men chứa rất nhiều axit. Đây là thành phần gây kích ứng cho niêm mạc dạ dày, từ đó tạo ra những vết loét. Chính những vết loét này sẽ khiến dạ dày mẹ không khỏe, thường xuyên bị đầy hơi và ợ nóng, ăn uống không ngon miệng.
2.2 Tăng phù nề
Hầu hết tình trạng phù nề ở các mẹ bầu có xu hướng xảy ra thường xuyên hơn trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3. Vì thai nhi lúc này đang ngày càng lớn dần lên. Chính vì xu hướng này, mẹ bầu không nên ăn củ kiệu muối. Bởi, những thực phẩm giàu muối là tác nhân gây phù nề nặng và khiến chân tay tê cứng. Do vậy, các mẹ bầu cần hết sức lưu ý khi ăn củ kiệu để cân bằng lượng muối tiếp nạp hàng ngày nhé!
2.3 Dị tật thai nhi
Phần lớn hàm lượng nitrat sẽ được chuyển hóa thành nitrit sau khi củ kiệu muối lên men. Nitric là nhóm chất rất không tốt cho sức khỏe nói chung, đồng thời còn gây hại cho sức khỏe thai nhi. Thai nhi có nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh khi nhiễm nhóm chất này.
Bà bầu không nên ăn quá nhiều củ kiệu vì có nhiều tác hại nguy hiểm
Dựa trên những thông tin trên, hẳn mẹ đã có câu trả lời cho thắc mắc mang bầu ăn củ kiệu được không. Dăm ba củ kiệu tuy giúp mẹ ngon miệng hơn trong mâm cỗ ngày Tết, nhưng mẹ cần tuyệt đối ghi nhớ ăn nhiều củ kiệu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự an toàn của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Con Cưng chúc mẹ bầu đón Tết thật khỏe mạnh bên gia đình để sẵn sàng cho ngày “vỡ chum” sắp tới nhé! Hệ thống siêu thị mẹ bầu & em bé Con Cưng luôn chào đón cả gia đình đến mua sắm và nhận lấy hàng loạt ưu đãi vô cùng hấp dẫn. Trong trường hợp không thể trực tiếp đến chuỗi hơn 700 cửa hàng mẹ và bé Con Cưng ở hơn 40 tỉnh thành trên toàn quốc, ba mẹ cũng có thể đặt mua online rất thuận tiện và nhanh chóng thông qua website wwww.concung.com hoặc App Con Cưng.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp