Bà bầu ăn khuya có tốt không?
Mặc dù cảm giác đói bụng thường xuyên khi mang thai là điều bình thường nhưng việc ăn khuya không phải là thói quen ăn uống được khuyến khích trong thai kỳ, cần lưu ý đây là bữa ăn khuya rất trễ hoặc thức dậy lúc nửa đêm để ăn, khác với bữa ăn nhẹ sớm trước khi đi ngủ trong một số trường hợp được khuyến cáo. Theo một nghiên cứu, mẹ bầu ăn khuya và có chế độ ăn uống kém khi mang thai có nhiều khả năng tăng cân hơn. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng mẹ bầu ăn khuya có thể giữ cân nặng từ 5 kg trở lên với nguy cơ cao gấp 3 lần trong 18 tháng sau sinh.
Bạn đang xem: Bà bầu ăn khuya có tốt không? Cách giúp mẹ đối phó cơn đói về đêm
Tăng cân quá mức khuyến nghị dù ở giai đoạn nào của cuộc đời đều sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nguyên nhân là vì chất béo mà cơ thể mẹ giữ lại thường được tích tụ trong khoang bụng và hình thành mỡ nội tạng. Tình trạng này dễ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim, tiểu đường… về sau.
Xem thêm : 5 nguyên tắc vàng trong chăm sóc vết thương sau khi cắt chỉ
Đối với vấn đề bà bầu ăn khuya có tốt không, một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng ăn khuya (ăn một bữa ăn rất trễ giàu năng lượng hoặc thức dậy lúc nửa đêm để ăn) khi mang thai có liên quan đến các rối loạn đường huyết trong thai kỳ cao hơn, điều này có thể là nguyên nhân hoặc hậu quả. Đây có thể là kết quả của việc mẹ bầu ăn uống không lành mạnh trong bữa khuya. Sự gia tăng lượng đường trong máu liên quan đến việc ăn khuya chủ yếu là do lượng carbohydrate.
Nói tóm lại, ăn khuya khi mang thai không được khuyến khích vì nhiều lý do sức khỏe khác nhau. Cơ thể của bạn được mặc định chuyển hóa thức ăn vào ban ngày và nghỉ ngơi vào ban đêm. Do đó, việc dung nạp nhiều calo vào ban đêm hơn ban ngày sẽ phá vỡ nhịp điệu trao đổi chất ở các cơ quan khác nhau như gan, dạ dày, tuyến tụy… Hơn nữa, thói quen ăn khuya cũng khiến mẹ đi ngủ muộn hơn và dễ gây tăng cân quá mức.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp