Bà bầu ăn dọc mùng được không và những ‘bật mí’ mẹ chưa biết

frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="">
Video bà bầu ăn dọc mùng được không

Trong thai kì, khẩu vị của các mẹ bầu thay đổi khá nhiều bởi mẹ có thể cảm thấy thèm ăn cả những thực phẩm mà trước đó vốn chẳng mấy “mặn mà”. Tuy nhiên, cũng phải nói rằng đôi khi mẹ thường “kìm lại” bởi còn băn khoăn không biết liệu loại thực phẩm đó có an toàn cho thai kì.

Theo đó, khi lựa chọn bổ sung dọc mùng (cây bạc hà) để chế biến các món ăn dưỡng thai, các mẹ cũng rất đắn đo và có nhiều thắc mắc về tác động của loại rau này tới sức khỏe. Vậy bà bầu ăn dọc mùng được không?

1. Bà bầu ăn dọc mùng được không?

Dọc mùng vốn không phải là loại rau khó tìm mua, thậm chí rất dễ sinh trưởng và có thể trồng trong chậu tại nhà. Đặc biệt, theo phân tích dinh dưỡng, cây rau “dễ tính” này cung cấp cho cơ thể đa dạng chất dinh dưỡng, gồm chất xơ, các vitamin nhóm B, vitamin C,…cùng khoáng chất thiết yếu.

Vì thế, mẹ hãy yên tâm rằng khi mang thai, bà bầu vẫn ăn dọc mùng được, không phải kiêng khem tuyệt đối hay cắt bỏ hoàn toàn khỏi khẩu phần ăn nhé.

ba-bau-an-doc-mung-duoc-khong-va-nhung-bat-mi-me-chua-biet-voh-0

2. Bà bầu ăn dọc mùng tốt cho sức khỏe thế nào?

Hấp thu thêm các chất dinh dưỡng quý từ dọc mùng sẽ giúp mẹ chủ động cải thiện được một số vấn đề sức khỏe như:

2.1 Giải nhiệt cơ thể

Dọc mùng được đánh giá là cây rau khá mọng nước, đặc biệt là ở cuống lá – bộ phận chủ yếu được chúng ta thu hái và sử dụng trong ẩm thực. Nhờ vậy mà các món ăn chế biến từ dọc mùng thường thanh mát, hỗ trợ giải nhiệt hiệu quả, rất phù hợp với người có thân nhiệt cao như các bà bầu.

2.2 Cải thiện táo bón khi mang thai

Bổ sung dọc mùng vào bữa ăn hàng ngày cũng là cách giúp mẹ bầu hấp thu thêm lượng lớn chất xơ cần thiết cho hoạt động của hệ tiêu hóa. Lúc này khi vào đường ruột, chất xơ sẽ tăng hút nước làm mềm phần, kích thích nhu động ruột co bóp để đào thải phân, giúp cải thiện hữu hiệu chứng táo bón khi mang thai.

Xem thêm: Giải pháp giúp mẹ vượt qua chứng táo bón khi mang thai nhẹ nhàng

2.3 Tốt cho hệ miễn dịch

Cuống lá của cây dọc mùng sau khi tước bỏ vỏ sẽ trở nên khá “mỏng manh”, song có thể đem lại hàm lượng vitamin C tương đương với khoảng 15% nhu cầu hàng ngày mà cơ thể cần. Nhóm vitamin này sẽ trực tiếp tham gia hình thành tế bào bạch cầu trung tính, góp phần củng cố hệ miễn dịch, bảo vệ cả mẹ và bé khỏi nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

2.4 Phòng ngừa tiểu đường thai kì

Bên cạnh vai trò hỗ trợ hệ tiêu hóa của mẹ bầu hoạt động “trơn tru”, chất xơ còn có khả năng làm chậm tốc độ chuyển hóa đường glucose vào máu nhằm duy trì đường huyết ổn định, từ đây phòng ngừa tiểu đường thai kì.

Xem thêm: Mẹ bầu bị tiểu đường nên biết những điều này để kiểm soát đường trong máu, tránh ảnh hưởng thai nhi

2.5 Điều hòa huyết áp

Dọc mùng được đánh giá là loại rau khá lành mạnh giúp duy trì huyết áp của mẹ không tăng cao đột ngột. Theo đó, hàm lượng khoáng chất kali cùng lượng nước dồi dào từ dọc mùng sẽ đào thải muối natri dư thừa, cân bằng thể tích dịch và kiểm soát huyết áp, giảm nguy cơ tăng huyết áp thai kì.

2.6 Kiểm soát cân nặng

Các món ăn ngọt mát từ dọc mùng được xem như lựa chọn thích hợp hỗ trợ mẹ bầu duy trì cũng như kiểm soát tăng cân hợp lý. Đặc biệt, tiếp nạp thêm dưỡng chất từ dọc mùng cũng là cách giảm lượng chất béo không lành mạnh tích tụ trong cơ thể mẹ, hạn chế tình trạng bị béo phì khi mang thai.

Xem thêm: Mức tăng cân hợp lý khi mang thai cho mẹ bầu bình thường – thiếu cân – thừa cân

3. Món ngon từ dọc mùng dành cho bà bầu

Các món ăn từ dọc mùng có công đoạn chế biến khá đơn giản, song có thể mang tới cho mẹ một bữa cơm phong phú và khá đa dạng đấy. Dưới đây xin mách mẹ một vài “bí kíp” chế biến nhé!

3.1 Canh dọc mùng giò heo

ba-bau-an-doc-mung-duoc-khong-va-nhung-bat-mi-me-chua-biet-voh-1
  • Chân giò heo: 300g (tùy nhu cầu)
  • Dọc mùng (cây bạc hà): 100 – 150g
  • Cà chua: 3 – 4 quả
  • Hành tím
  • Hành lá
  • Bột nghệ
  • Gia vị: nước mắm, hạt nêm, hạt tiêu
  • Gọt bỏ lớp vỏ dọc mùng, sau đó thái lát mỏng rồi đem rửa, bóp sạch nhựa và ngâm trong nước muối loãng từ 20 – 30 phút.
  • Làm sạch chân giò heo và chặt khúc nhỏ vừa ăn, tiếp đến đem hầm trước trong khoảng 1 – 2 tiếng để ra nước ngọt thơm.
  • Gọt vỏ cà chua, sau đó thái múi cau.
  • Phi thơm hành tím, cho cà chua vào xào chín mềm, thêm dọc mùng vào xào cùng, nêm gia vị và thêm chút bột nghệ để canh thêm đẹp mắt. Đảo đều khoảng 5 – 7 phút thì trút hỗn hợp vào nồi chân giò heo đang hầm, đun thêm khoảng 3 – 5 phút, cắt hành lá vào rồi tắt bếp.

Gợi ý: Canh dọc mùng giò heo ăn kèm với bún sẽ ngon và hấp dẫn hơn.

Xem thêm: Top 5 thực đơn ngon – bổ – dễ làm, giúp sữa về tràn trề cho mẹ sau sinh

3.2 Dọc mùng xào tôm

ba-bau-an-doc-mung-duoc-khong-va-nhung-bat-mi-me-chua-biet-voh-2
  • Dọc mùng (cây bạc hà): 100 – 150g
  • Tôm sú: 50 – 100g
  • Hành tím
  • Gia vị: nước mắm, hạt nêm, hạt tiêu
  • Tước bỏ vỏ dọc mùng, thái lát mỏng rồi đem bóp muối, ngâm rửa sạch khoảng 30 phút.
  • Bóc vỏ tôm, bỏ đầu, tước chỉ đen trên lưng. Ướp tôm với chút hạt nêm, hạt tiêu, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 15 phút cho ngấm vị.
  • Phi thơm hành tím, cho dọc mùng vào đảo trước khoảng 5 – 7 phút, thấy dọc mùng bắt đầu chín thì trút tôm vào đảo cùng, đảo thêm 3 – 5 phút thì tắt bếp và thưởng thức món ăn.

3.3 Nộm dọc mùng

ba-bau-an-doc-mung-duoc-khong-va-nhung-bat-mi-me-chua-biet-voh-3
  • Dọc mùng: 300g
  • Đậu hũ: 2 miếng
  • Đậu phộng rang
  • Rau kinh giới
  • Gia vị: giấm ăn, hạt nêm, đường
  • Gọt vỏ dọc mùng, thái lát mỏng vừa ăn, sau đó đem bóp với muối hạt rồi ngâm trong nước khoảng 30 phút. Tiếp đến đem trụng (chần) với nước sôi khoảng 3 – 5 phút, vớt ra để ráo.
  • Rửa sạch rau kinh giới, ngắt nhỏ.
  • Đập dập đậu phộng.
  • Trụng đậu phụ với nước sôi, đem nghiền nhuyễn nhỏ.
  • Trộn dọc mùng với giấm, đường, hạt nêm, thêm rau kinh giới và đậu phụ vào trộn cùng, để khoảng 5 – 10 phút cho ngấm vị.
  • Trước khi dùng rắc đậu phộng lên trên và trộn đều.

Xem thêm: Tự làm 10 món ngon từ lạc (đậu phộng) khiến cả nhà mê tít

4. Một số lưu ý an toàn khi bà bầu ăn dọc mùng

Trong quá trình sử dụng cũng như chế biến dọc mùng, nếu mẹ chú ý áp dụng một số điều sau thì có thể hấp thu các dưỡng chất hiệu quả hơn cũng như tận dụng tốt những lợi ích sức khỏe:

4.1 Không ăn quá nhiều

Dọc mùng có tính mát, bổ dưỡng nhưng ăn quá nhiều và liên tục sẽ không có lợi cho sức khỏe. Tốt nhất mẹ chỉ nên dùng các món ăn từ dọc mùng 1 – 2 bữa trong tuần, mỗi lần khoảng 200 – 300g là hợp lý.

Ngoài ra, khi đang bị tiêu chảy thì tạm thời nên chuyển đổi dùng loại rau khác thay vì dọc mùng mẹ nhé.

4.2 Ngâm rửa kĩ càng

Như đã chia sẻ, trước khi chế biến món ăn, mẹ phải nhớ gọt sạch vỏ, ngâm rửa dọc mùng với nước muối loãng để làm sạch nhớt nhựa, tránh bị ngứa ngáy hay ngộ độc khi ăn.

Xem thêm: 7 dấu hiệu chứng tỏ bạn đã bị ngộ độc thực phẩm, nhận biết sớm để tự xử lý an toàn tại nhà

4.3 Không ăn khi bị dị ứng ngứa ngáy

Nếu quan sát thấy hiện tượng phát ban đỏ hay ngứa ngáy, mê đay khi ăn dọc mùng thì mẹ cần dừng lại ngay, sớm tới thăm khám chuyên khoa để kịp thời điều trị.

Qua những chia sẻ trong bài viết trên đây, hy vọng mẹ đã hiểu thêm về tác dụng của dọc mùng với sức khỏe, có thêm một lựa chọn rau xanh để chế biến các món ngon cho bữa ăn hàng ngày mẹ nhé!