Mắm tôm một loại hương vị quen thuộc trong những bữa cơm của người Việt. Đây làm món nước chấm không thể thiếu của các món luộc và cuốn.
Nhưng với tình trạng an toàn vệ sinh hiện nay, liệu rằng bà bầu có nên ăn mắm tôm hay không? Có ảnh hưởng đến sự phát triển của bé không?
Bạn đang xem: Bà bầu có nên ăn mắm tôm? Mách mẹ chọn mua mắm tôm an toàn
Các mẹ sẽ được giải đáp ngay qua nội dung trong bài viết dưới đây của Langchaixua.vn nhé!
Bà bầu có nên ăn mắm tôm? Thực chất mắm tôm mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng mà nhiều người không hề biết.
Bà bầu có nên ăn mắm tôm hay không?
Mắm tôm là loại mắm được làm tư con moi hay tôm cùng muối ăn. Trải qua quá trình lên men để tạo ra mùi vị và màu sắc đặc trưng của nó.
Mắm tôm được lên men nhờ chính enzyme có trong ruột của con moi. Nó thường là một loại gia vị xuất hiện trong các bữa ăn hàng ngày của người Việt, để tăng hương vị của món ăn.
Loại mắm này thường được dùng ăn kèm với các món như bún đậu mắm tôm, nước chấm lòng lợn, thịt luộc…
Thực tế trong mắm tôm có những giá trị dinh dưỡng đã được khoa học thừa nhận nhưng lại ít được mọi người biết đến. Về cơ bản thì mắm tôm có lượng đạm rất nhiều, dễ hấp thụ và tương đối an toàn.
Trong 100g mắm tôm đặc có chứa 83,7g nước; 1,5g chất béo; 73 kcal năng lượng; 14,8g đạm… Ngoài ra, trong nó còn rất giàu các loại vitamin B và DHA.
Theo các chuyên gia thì chưa có một nghiên cứu nào cho thấy mắm tôm không tốt với mẹ bầu. Tuy nhiên, họ vẫn khuyên mẹ bầu không nên sử dụng mắm tôm trong suốt thai kỳ.
Do việc đảm bảo vệ sinh thực phẩm trong món ăn này là rất khó. Mắm tôm được tạo thành từ môi trường khá lý tưởng cho vi khuẩn phát triển.
Chính điều này khiến mắm tôm bị nghi oan là thủ phạm gây tiêu chảy cấp. Thực chất mẹ bị tiêu chảy là do nhiễm khuẩn hoặc hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả khi mang thai.
Mẹ bầu có thể ăn mắm tôm an toàn bằng cách nấu chín mắm tôm với dầu ăn, hành củ. Hoặc mẹ chưng cách thủy mắm tôm trong nước sôi khoảng 20 phút để tiêu diệt bớt vi khuẩn.
Như vậy, bà bầu có nên ăn mắm tôm không là một câu hỏi rất khó để trả lời. Trước khi ăn những món có mắm tôm, mẹ cần xem xét kỹ và chỉ ăn khi đã được nấu chín kỹ.
Đồng thời, mẹ cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết được liều lượng mình nên ăn với món này.
Bà bầu có nên ăn mắm tôm? Lợi ích của mắm tôm đối với mẹ bầu
Một số lợi ích về sức khỏe khi mẹ ăn mắm tôm đúng cách:
Giúp thai nhi phát triển não bộ
Các loại mắm tôm chứa một lượng lớn DHA. Đây được xem là axit béo không no thuộc nhóm omega-3.
Mặt khác, DHA còn là một dưỡng chất thiết yếu cho sự hình thành não bộ và mắt của bé ngay từ trong bụng mẹ. Khi ăn mắm tôm mẹ đã phần nào có DHA để kích thích trí thông minh cho bé.
Xem thêm : Tiêu chuẩn chiều cao, cân nặng nghĩa vụ quân sự theo quy định mới nhất
Bà bầu có nên ăn mắm tôm? Đây là một món ăn giàu DHA cho mẹ.
Tránh dị tật ở thai nhi
Lượng vitamin B trong mắm tôm rất dồi dào. Nó đóng vai trò quan trọng không kém các loại vitamin cũng như khoáng chất khác.
Nếu mẹ bổ sung loại vitamin này đúng cách và phù hợp sẽ làm quá trình hình thành hệ thần kinh của bé ổn định hơn. Thêm vào đó, nó còn giúp phòng tránh được dị tật ở thai nhi.
Chống lại nhiều bệnh trong thai kỳ
Như các mẹ đã biết trong mắm tôm có nhiều chất dinh dưỡng lại dễ hấp thụ. Vì thế, mẹ ăn mắm tôm giúp chống lại các bệnh về:
- Tim mạch: Với nguồn axit béo omega-3 có nồng độ cholesterol thấp, mắm tôm tốt cho sức khỏe tim mạch của mẹ.
- Các bệnh về khớp: Mẹ thường rất dễ mắc các bệnh về khớp khi mang thai. Do đó, các dưỡng chất trong ăn mắm tôm sẽ giúp mẹ tránh đi được phần nào vấn đề này.
- Giảm đột quỵ ở mẹ bầu.
- Hạn chế tăng lượng đường trong máu: Khi ăn mắm tôm giúp mẹ hạn chế được nguy cơ đái tháo đường thai kỳ hiệu quả.
Bà bầu có nên ăn mắm tôm? Mẹ bầu ăn nhiều mắm tôm có hại không?
Bản chất mắm tôm không gây hại đến sức khỏe của các mẹ. Nhưng nếu mẹ lạm dụng quá mức thực phẩm này mà không chú ý tới vệ sinh an toàn thực phẩm thì rất dễ bị vấn đề về tiêu hóa.
Trong thai kỳ, hệ miễn dịch của mẹ thường rất kém. Ngoài ra, việc ngăn chặn các loại vi khuẩn gây bệnh cùng không như người bình thường.
Do đó, khi ăn mắm tôm chưa qua chế biến sẽ không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Đã có nhiều mẹ ngộ độc mắm tôm đến mức phải nhập viện.
Vì thế, lời khuyên tốt nhất cho các mẹ là không nên dùng mắm tôm khi mang thai. Nếu ăn thì mẹ cần chế biến kỹ, ăn lượng vừa đủ và nhớ hỏi ý kiến của bác sĩ.
Bà bầu có nên ăn mắm tôm? Bật mí cho mẹ cách chọn mắm tôm an toàn
Mẹ bầu phải thật kỹ càng khi chọn mua và sử dụng mắm tôm do hệ miễn dịch của mẹ rất kém. Mẹ ăn mắm tôm không đảm bảo vệ sinh rất dễ bị ngộ độc.
Chọn mua ở địa chỉ uy tín và chất lượng
Mẹ có thể dễ dàng mua được mắm tôm ở ngoài chợ hay các cửa hàng đồ khô. Lúc này mẹ nên chọn những nơi ăn uống hợp vệ sinh và sử dụng thực phẩm rõ nguồn gốc.
Nếu mẹ mua về nhà chế biến thì cần chú ý đến nhãn mác cũng như hạn sử dụng của mắm tôm. Tránh mua loại mắm tôm không rõ nguồn gốc và nghi bị nhiễm khuẩn.
Dựa vào mùi vị
Khi chín mắm tôm có mùi cực kỳ đặc trưng là hơn nồng. Ngửi kỹ thì lại thấy thơm nhẹ và có vị mặn.
Do được làm bằng phương pháp truyền thống chỉ sử dụng muối trắng và mòi biển nguyên chất và giàu dinh dưỡng. Mẹ chọn những loại mắm tôm không bị tanh và mùi vị lạ.
Bà bầu có nên ăn mắm tôm? Khi mẹ quá nhiều mắm tôm trong thai kỳ sẽ gây ngộ độc thực phẩm.
Chọn theo màu sắc của mắm tôm
Màu quen thuộc của mắm tôm là màu sim tím. Ở một số nơi lại có màu tím nhẹ. Đây được xem là màu nguyên bản của mắm tôm nguyên chất.
Mẹ để ý thấy mắm tôm có màu tím đỏ thì chắc chắn sản phẩm này đã bị can thiệp bởi phẩm màu. Với loại này mẹ tuyệt đối không nên mua vì rất dễ bị ngộ độc.
Một số biện pháp tránh ngộ độc thực phẩm cho mẹ – Bà bầu có nên ăn mắm tôm?
Ngộ độc thực phẩm là hiện tượng nhiều mẹ dễ dàng mắc phải khi mang thai. Điều do do sự bất cẩn trong ăn uống hoặc chế biến thực phẩm.
Đừng lo lắng, mẹ hoàn toàn có thể tránh được điều này nếu thực hiện đầy đủ theo những lời khuyên sau:
Thực phẩm được bảo quản đúng cách
Khi mua thực phẩm tươi về mẹ cần sơ chế sạch sẽ, rồi cho chúng vào hộp đựng riêng biệt. Mẹ cũng cần kiểm tra tủ lạnh xem ngăn mát và đá đã ở nhiệt độ phù hợp hay chưa.
Còn với thực phẩm đông lạnh hay đồ ăn sẵn mẹ cần xem xét hạn sử dụng. Thực phẩm này nếu chưa sử dụng mẹ nên cho ngay vào tủ lạnh sau khi mua về.
Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ
Xem thêm : Bôi nghệ tươi qua đêm có tốt không? Cách bôi nghệ đúng chuẩn, an toàn
Trước và sau khi nấu ăn hoặc thực hiện chế biến thực phẩm, mẹ cần phải rửa tay trước. Mẹ rửa tay thật kỹ từ cổ, bàn, ngón, kẽ ngón đến móng bằng nước ấm hoặc xà phòng diệt trùng.
Hạn chế việc ăn ở ngoài
Thực phẩm bày bán nơi công cộng sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ngộ độc. Do đó, mẹ nên hạn chế ăn ngoài đường.
Nếu mẹ muốn ăn thì hãy lựa những quán uy tín có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Mẹ cũng nên tránh xa các loại xúc xích, pate, chả lụa… Bởi chúng rất dễ nhiễm khuẩn listeria.
Loại vi khuẩn này sẽ tấn công đến bào thai và gây sinh non, sảy thai và thai lưu rất nguy hiểm.
Chế biến món ăn chín kỹ
Trước khi chế biến, mẹ nên rã đông thực phẩm tại một nơi thoáng mát. Nhớ là tuyệt đối không nhúng vào nước sôi vì như thế sẽ làm hủy vitamin và khoáng chất của thực phẩm.
Mẹ cần phải thực hiện ăn chín với các loại thịt cá, hải sản và gia cầm. Đặc biệt, lưu ý khi kết hợp thức ăn ngẫu nhiên có thể gây hại đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Bà bầu có nên ăn mắm tôm? Mẹ cần lưu ý nên chọn các loại thực phẩm có lợi cho cả mẹ và con.
Bà bầu có nên ăn mắm tôm? Các món với mắm tôm mẹ bầu có thể ăn
Khi nhắc đến mắm tôm chắc hẳn các mẹ sẽ nghĩ đến ngay bún đậu và cà pháo. Tuy nhiên, những món ăn này tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc rất cao cho mẹ.
Bởi mắm tôm chưa được làm chín. Nếu mẹ thêm ăn mắm tôm thì tốt nhất nên lựa chọn các món được nấu chín kỹ, đảm bảo vệ sinh.
Một số món ăn ngon từ mắm tôm cho mẹ tham khảo:
Trứng vịt chưng mắm tôm
Nguyên liệu chuẩn bị:
- 3 quả trứng vịt
- 2 thìa mắm tôm
- 4 củ hành khô
- Hành lá băm nhỏ
- 300g thịt heo xay
Cách thực hiện:
- Đầu tiên mẹ đập trứng vào chén, cho thêm mắm, thịt heo vào đánh nổi bọt. Mẹ nhớ là nêm thêm chút gia vị như tiêu, bột nêm, đường vừa miệng ăn.
- Sau đó, mẹ cho thêm hành lá, hành khô vào tiếp tục trộn đều hỗn hợp lại với nhau.
- Mẹ cho hỗn hợp trên đi chưng cách thủy mắm trong nồi khoảng 20 phút.
- Sau cùng mẹ lấy ra ăn nóng với chuối xanh, khế chua và cơm trắng rất ngon.
Thịt rang với mắm tôm
Nguyên liệu cần: Thịt lợn 500g (mẹ nên chọn thịt ba chỉ hay thịt vai), mắm tôm, hành củ, hành lá, tỏi, đường, nước mắm, tiêu, bột ngọt.
Sơ chế nguyên liệu:
- Thịt lợn mẹ mua về đem rửa sạch với nước rồi thái miếng nhỏ vừa ăn.
- Hành lá bỏ rễ và rửa sạch sau đó cắt thành khúc.
- Hành củ, tỏi bóc vỏ rồi dùng dao thái nhỏ.
Cách làm:
- Mẹ cho chảo lên bếp, có thể dùng một ít dầu ăn vào để phi tỏi.
- Tiếp tục bỏ thịt lợn vào chảo và rang vàng lên. Khi thấy miếng thịt đã có màu đẹp ắt thì cho hành tây thái nhỏ vào đảo cùng.
- Sau đó cho mắm tôm vào, mẹ nhớ đảo đều tay cho mắm tôm hòa quyện vào thịt. Nem một chút đường, bột ngọt cùng nước mắm rồi tiếp tục đảo.
- Mẹ nhớ để lửa nhỏ để món ăn không bị cháy nhé.
- Cuối cùng mẹ đun thêm khoảng 5 phút thì cho hạt tiêu và hành lá vào rồi tắt bếp.
Kết luận – Bà bầu có nên ăn mắm tôm?
Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều loại mắm tôm, nên mẹ bầu phải thật cẩn thận. Trước khi mua mắm tôm mẹ nên xem kỹ hạn sử dụng và phải có xuất xứ rõ ràng.
Nếu như không muốn ăn mắm tôm gây ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của bé yêu. Đồng thời, mẹ cũng chỉ nên ăn mắm tôm đã được nấu kỹ càng.
Tốt nhất với món này mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi muốn ăn trong thời gian mang thai. Các mẹ hãy cùng netdepphunu.com tạo cho mình thói quen ăn uống khoa học đảm bảo sức khỏe của bản thân và con yêu nhé!
Tìm hiểu Bảo Tàng Nước Mắm tại Việt Nam
Nước mắm, một gia vị truyền thống của Việt Nam. Bảo tàng nước mắm đầu tiên tại Việt Nam nằm ở địa chỉ: số 360 Nguyễn Thông, Phú Hài, Phan Thiết, Bình Thuận. Đến đây, bạn sẽ được khám phá lịch sử và quy trình sản xuất nước mắm, bạn sẽ hiểu rõ hơn về vai trò văn hóa và kinh tế của nước mắm trong cuộc sống hàng ngày của người dân Việt Nam.
Tìm hiểu chi tiết tại Bảo Tàng Làng Chài Xưa Fanpage: https://www.facebook.com/LangChaiXua.VN Website: Langchaixua.vn Hotline: 039.3400.151
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp