Tía tô là loại lá không còn quá xa lạ với người dân Việt, được sử dụng làm gia vị cho rất nhiều món ăn khác nhau. Tuy nhiên bà bầu ăn tía tô được không? lại là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Để trả lời cho vấn đề này, bạn đọc có thể tìm hiểu ngay cùng Canxi NextG Cal ngay cạnh bài viết dưới đây!
I. Thành phần dinh dưỡng của lá tía tô
Cây tía tô còn có tên gọi khác là tô diệp, được trồng nhiều ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam.
Bạn đang xem: Bầu ăn tía tô được không? 3 cách nấu tía tô khi mang thai!
Tía tô là một loại cây thảo mộc; cả lá, thân cây và hạt đều có thể sử dụng làm thuốc.
Dưới đây là bảng thành phần dưỡng có trong 100g lá tía tô:
Một số nghiên cứu mới đây tìm thấy trong lá và cây tía tô còn có nhiều hoạt chất khác như flavonoid, saponin, glycoside, alkaloid, tannin, phytosterol, tocopherol, polyphenol, axit oleic, linoleic và linolenic (omega 9, 6, 3)….
Với thành phần dinh dưỡng dồi dào, lá tía tô mang lại nhiều tác dụng cho sức khỏe như:
– Làm đẹp da.
– Chống dị ứng, bảo vệ hệ thần kinh và tim mạch.
– Điều trị gout.
– Tốt cho tiêu hóa.
– Phòng bệnh ung thư.
– Chữa bệnh về da: mẩn ngứa, mề đay.
– Hỗ trợ giảm cân.
– Ổn định các bệnh lý tự miễn dịch.
– Tốt cho phụ nữ mang thai.
– Giảm cảm lạnh, cảm mạo.
– Hỗ trợ điều trị hen suyễn.
– Tốt cho dạ dày.
II. Bà bầu ăn tía tô được không?
Về thắc mắc bà bầu ăn tía tô được không, theo các chuyên gia y tế, phụ nữ mang thai hoàn toàn có thể ăn được lá tía tô trong thai kỳ.
Các mẹ có thể bổ sung lá tía tô vào bữa ăn hàng ngày và xem đây là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi.
Phụ nữ có bầu ăn tía tô được nhưng cần ăn đúng cách với lượng vừa phải
Đặc biệt, mẹ bầu ăn lá tía tô trong 3 tháng đầu còn có tác dụng dưỡng thai.
Theo ghi chép của các tài liệu Đông y, lá tía tô được xem là dược liệu quý với nhiều công dụng tuyệt vời.
Cụ thể lá tía tô được dùng trong điều trị ngộ độc thực phẩm, cảm cúm, hen suyễn, tiểu đường.
Mặt khác, lá tía tô còn có khả năng bảo vệ tim mạch, hệ thần kinh và chống trầm cảm.
Đọc ngay về tiểu đường thai kỳ: Ở ĐÂY
III. Công dụng của rau tía tô khi mang thai
Lá tía tô có tính ấm lại chứa nhiều tinh dầu, vitamin và khoáng chất.
Xem thêm : Top 6 Dụng cụ tự vệ hợp pháp được phép sử dụng ở Việt Nam hiện nay
Vì vậy ngoài việc được sử dụng như một gia vị trong các món ăn, lá tía tô còn là vị thuốc quý đem lại nhiều lợi ích cho mẹ bầu và thai nhi.
1. Cung cấp nguồn dinh dưỡng cho mẹ và bé
Thành phần dinh dưỡng trong lá tía tô phong phú với chất xơ, chất khoáng, vitamin và đường hòa tan giúp cung cấp nguồn dưỡng chất cần thiết cho cả mẹ và bé.
Mẹ bầu ăn lá tía tô giúp dưỡng thai, cung cấp dinh dưỡng cho cả mẹ và bé
Mặt khác, mùi thơm từ tinh dầu và các dưỡng chất trong lá tía tô còn các mẹ ăn ngon miệng hơn.
2. Tốt cho việc dưỡng thai
Dưỡng thai là tác dụng rất ít người biết đến của lá tía tô.
Với các mẹ bầu có thể trạng yếu, việc ăn lá tía tô có tác dụng trấn an tinh thần và cơ thể khỏe mạnh hơn.
3. Giúp giải độc cơ thể
Bên cạnh những công dụng tuyệt vời cho phụ nữ mang thai kể trên, lá tía tô còn được sử dụng để giải độc, giảm tiêu chảy và đau bụng do ăn cua, cá.
4. Kháng khuẩn, chống oxy hóa
Thành phần tinh dầu trong lá tía tô có tác dụng sát trùng, kháng khuẩn, chống ung thư và chống oxy hóa rất mạnh.
Loại lá này còn giúp kích thích hoạt động của men nội mạc tử cung ở phụ nữ mang thai.
5. Điều trị cảm lạnh cho mẹ bầu
Hệ miễn dịch của các thai phụ bị suy giảm khi mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu nên dễ bị cảm lạnh.
Việc sử dụng thuốc ở giai đoạn này cần hạn chế, mẹ bầu có thể ăn lá tía tô để hỗ trợ loại bỏ cảm lạnh.
Bởi tía tô có tính ấm nên dân gian thường dùng để chữa cảm mạo, hen suyễn, hạ sốt và nhiều bệnh khác. Lá tía tô làm ra mồ hôi rất mạnh, giúp cải thiện tình trạng cảm lạnh hiệu quả.
6. Tốt cho hệ tiêu hóa, giảm nôn mửa
Với các mẹ bầu bị ốm nghén trong 3 tháng đầu thai kỳ với các biểu hiện như nôn, buồn nôn thì sử dụng lá tía tô có thể giúp cải thiện tình trạng.
Mùi thơm của tinh dầu trong lá tía tô giúp mang lại cảm giác dễ chịu, thư giãn, từ đó giảm bớt cảm giác buồn nôn cho mẹ bầu.
Ngoài ra, trong thời gian mang thai, mẹ bầu dễ bị táo bón, chướng bụng, tiêu chảy.
Thành phần tinh dầu có trong lá tía tô cũng giúp hỗ trợ tiêu hóa và giảm bớt các triệu chứng đau dạ dày hiệu quả.
IV. Một số món ngon từ rau tía tô cho mẹ bầu
Sau khi có đáp án cho thắc mắc bầu ăn tía tô được không? Với những công dụng tuyệt vời được giới thiệu ở trên, bạn có thể sử dụng lá tía tô làm rất nhiều món ngon cho mẹ bầu, có thể kể đến như:
1. Cháo tía tô cho mẹ
Món cháo tía tô có hương vị thơm ngon, dễ ăn. Mẹ bầu có thể sử dụng món ăn này vừa để bồi bổ sức khỏe, vừa có tác dụng giải cảm vô cùng hiệu quả.
Với cháo tía tô, mẹ bầu có thể chế biến theo các bước sau đây:
Bà bầu ăn cháo tía tô giải cảm
– Chuẩn bị: 1/3 chén gạo, 100g lá tía tô, 1 quả trứng gà, gia vị.
– Sơ chế nguyên liệu: Tía tô và hành lá rửa sạch rồi cắt nhỏ. Gừng cạo vỏ sau đó cắt sợi mỏng.
– Cách nấu:
+ Gạo vo sạch rồi cho vào nồi ninh với 500ml nước và gừng.
+ Đun sôi trên lửa nhỏ cho tới khi gạo chín mềm.
+ Khi cháo chín, bạn đập trứng gà vào và đều khoảng 5 phút cho sôi trở lại.
Xem thêm : Ổ cắm điện bị xẹt lửa có sao không?
+ Cho tía tô và hành lá vào, nêm nếm vừa khẩu vị rồi tắt bếp.
2. Bò xào lá tía tô
Bò xào lá tía tô ăn kèm cơm lạ miệng, kích thích vị giác giúp mẹ bầu ăn ngon miệng hơn, đặc biệt là các mẹ bị ốm nghén.
Với món ăn này, chị em mang thai có thể chế biến như sau:
– Chuẩn bị: 200g thịt bò, 200g lá tía tô, hành tây, hành lá, 2 quả cà chua, gia vị.
– Sơ chế nguyên liệu: Hành lá và tía tô rửa sạch rồi cắt nhỏ; hành tây và cà chua sau khi rửa sạch bạn cắt múi cau.
– Cách nấu:
+ Đun nóng dầu, cho cà chua, hành tây vào xào cho tới khi gần chín.
+ Tiếp tục cho thịt bò vào xào cho tới khi gần chín thì cho tía tô và hành lá vào.
+ Thêm gia vị cho vừa ăn là hoàn thành món ăn.
3. Lá tía tô nhồi nấm chiên giòn
Lá tía tô nhồi nấm chiên giòn là món ăn giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe các mẹ bầu không nên bỏ qua. Cách làm rất đơn giản như sau:
– Chuẩn bị: 100g nấm rơm, 50g nấm bào ngư, 6 tai nấm mèo, lá tía tô, đậu phụ trắng, bột chiên giòn.
– Sơ chế nguyên liệu: Các loại nấm đem rửa sạch rồi cắt sợi. Đậu phụ trắng bóp nhuyễn. Lá tía tô sau khi đã rửa sạch bạn cắt thành sợi nhỏ khoảng 5 lá. Phần lá tía tô còn lại vớt ra dùng để cuộn nấm.
– Cách nấu:
+ Pha bột chiên giòn với nước.
+ Tiếp đó trộn các loại nấm với rau tía tô đã cắt sợi với nhau, nêm nếm gia vị vừa ăn rồi cho xào sơ qua trên lửa nhỏ.
+ Quét bột chiên giòn đều lên 2 mặt của lá tía tô rồi cho phần nhân vừa xào vào và cuộn lại.
+ Dùng tăm ghim để cố định rồi cho vào dầu chiên vàng là xong.
V. Một số lưu ý khi mẹ bầu ăn tía tô
Có thể thấy, lá tía tô mang lại nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe thai kỳ.
Tuy nhiên, không phải vì tốt mà mẹ cố gắng ăn thật nhiều và liên tục. Dưới đây là một số lưu ý các mẹ cần nắm được khi ăn lá tía tô để đảm bảo an toàn:
Không nên ăn quá nhiều lá tía tô để tránh gây các tác dụng phụ không mong muốn
– Không nên uống nước lá tía tô thay nước lọc vì điều này có thể dẫn đến tăng huyết áp.
– Thai phụ bị cảm nóng, ra nhiều mồ hôi, bị tiêu chảy không nên dùng lá tía tô.
– Khi bị cảm nhẹ, các mẹ có thể ăn cháo tía tô nhưng không nên ăn quá 2 ngày vì có thể gây mệt mỏi, khó thở.
– Tuyệt đối không lạm dụng ăn nhiều tía tô vì có thể gây hại cho cả hệ tiêu hóa, hệ thần kinh và chức năng tạo máu. Đây cũng là thông tin giải đáp cho thắc mắc bà bầu ăn nhiều tía tô có sao không.
Trên đây là thông tin giải đáp cho thắc mắc bà bầu ăn tía tô được không. Bên cạnh việc ăn lá tía với lượng phù hợp, mẹ bầu cũng cần ăn đa dạng thực phẩm để cân bằng dinh dưỡng giúp thai kỳ khỏe mạnh!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp