Mẹ bầu bị cảm cúm rất nguy hiểm, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ nhưng lại không nên uống thuốc để hạn chế ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi. Bà bầu bị cảm cúm có nên truyền nước không?
Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị cảm cúm
Cúm là bệnh có thể truyền nhiễm, được gây ra bởi nhóm virus cúm (influenza virus) với nhiều nhóm cúm khác nhau như cúm A, B, C,… trong đó cúm A, B là những nhóm cúm phổ biến nhất. Chúng ta thường nhầm lẫn cảm cúm với cảm lạnh và sử dụng phương pháp điều trị không phù hợp khiến bệnh cảm cúm bị kéo dài.
Bạn đang xem: Bà bầu bị cảm cúm có nên truyền nước không?
Mẹ bầu bị cảm cúm do hệ miễn dịch suy yếu khi mang thai và những thay đổi về sinh lý, giải phẫu của cơ thể trong thai kỳ
Nguyên nhân khiến bà bầu bị cảm cúm gồm có:
- Sự thay đổi về sinh lý và giải phẫu của cơ thể trong giai đoạn đầu và cuối thai kỳ khiến sức đề kháng của bà bầu bị suy giảm, tác nhân gây bệnh dễ dàng xâm nhập khiến bà bầu bị cảm cúm. Hệ miễn dịch của bà bầu cũng bị ức chế trong thai kỳ để bảo vệ thai nhi, tránh trường hợp thai nhi bị hệ miễn dịch tấn công, đào thải do nhận định có thể gây nguy hiểm cho bà bầu. Vì thế bà bầu cũng dễ bị cảm cúm, ho, cảm lạnh, nhiễm trùng khi mang thai.
- Mẹ bầu cũng đặc biệt mẫn cảm với thời tiết, dễ bị cảm cúm khí thời tiết thay đổi hoặc môi trường bị ô nhiễm
Bà bầu bị cảm cúm có nên truyền nước không?
Xem thêm : Gửi đơn to cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở đâu?
Bà bầu bị cảm cúm trong 3 tháng đầu thai kỳ làm tăng nguy cơ thai nhi bị dị tật bẩm sinh như sứt môi, hở hàm ếch, đục thủy tinh thể, sảy thai, thai chết lưu. Bà bầu bị cảm cúm trong giai đoạn cuối thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ sinh non. Ngoài ra, với phần lớn bà bầu thì bệnh cảm cúm lành tính nhưng với mẹ bầu có tiền sử mắc bệnh hô hấp, tim mạch, suy giảm miễn dịch thì có thể gây biến chứng nguy hiểm. Do đó, khi bị cảm cúm mẹ bầu cần cố gắng điều trị nhanh nhất có thể, giảm nguy cơ tai biến thai kỳ.
Mặc dù vậy, việc sử dụng thuốc khi mang thai là rất hạn chế, chỉ được thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ vì thuốc có thể tác động trực tiếp đến quá trình hình thành và phát triển của thai nhi. Vậy bà bầu bị cảm cúm có nên truyền nước không?
Mẹ bầu bị cảm cúm có thể truyền nước nếu bị kiệt sức hoặc không ăn được/ăn rất ít trong vài ngày liên tục
Theo các bác sĩ, mẹ bầu bị cảm cúm có thể truyền nước, đạm tại nhà nếu bị kiệt sức và không ăn hoặc ăn rất ít trong vài ngày liên tục. Mẹ bầu 3 tháng đầu bị ốm nghén cũng có dấu hiệu buồn nôn, kiệt sức, cơ thể suy nhược. Nhiều mẹ bầu lựa chọn phương án truyền nước, đạm tại nhà để lấy lại sức lực khi bị cảm cúm hoặc ốm nghén. Nhưng lạm dụng phương pháp bổ sung năng lượng, nâng cao sức khỏe này cũng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình hình thành và phát triển của thai nhi, sức khỏe của mẹ bầu.
Sức khỏe của mỗi bà bầu cũng khác nhau, không phải ai cũng có thể truyền dịch. Những bà bầu ốm nghén sẽ tự động chấm dứt sau 3 tháng đầu mang thai, không nhất định phải truyền nước. Thay vào đó các bà bầu nên chú ý bổ sung dưỡng chất, năng lượng bằng chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý và chú ý bổ sung sắt và axit folic, DHA, … để ngăn ngừa và cải thiện tình trạng thiếu máu, thiếu chất thai kỳ. Mẹ bầu bị cảm cúm cần có biện pháp tăng cường sức đề kháng cho bà bầu phug hợp. Nên kết hợp các sản phẩm tăng đề kháng chuyên biệt an toàn, lành mạnh với thai kỳ lại có thể hỗ trợ điều trị cảm cúm hiệu quả.
Làm thế nào để phòng ngừa cảm cúm cho bà bầu?
Xem thêm : Chúng ta cần bao nhiêu cái ôm một ngày?
Việc điều trị cảm cúm gặp nhiều khó khăn do bà bầu cần hạn chế dùng thuốc trong khi khả năng đề kháng của mẹ bàu lại kém hơn người bình thường, thời gian cảm cúm tự khỏi sẽ bị kéo dài và có thể gây ra biến chứng. Vì thế mẹ bầu cần chủ động phòng ngừa cảm cúm để bảo vệ sức khỏe và hạn chế những tác động tiêu cực của bệnh cảm cúm với quá trình phát triển của thai nhi.
Prenalen hỗ trợ tăng sức đề kháng cho mẹ bầu – nhập khẩu châu Âu chính hãng
Các phương pháp phòng ngừa cảm cúm cho bà bầu bao gồm:
- Tiêm phòng cảm cúm trước thai kì
- Hạn chế đến những nơi đông người để hạn chế nguy cơ tiếp xúc với người đang bị cảm cúm
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, ăn uống, nghỉ ngơi, rèn luyện thân thể hợp lý để tăng sức đề kháng
- Tuyệt đối không được mua thuốc chữa cảm cúm và sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ
- Súc miệng bằng nước muối sinh lý, uống trà chanh mật ong hay trà gừng mật ong ấm, uống nhiều nước,…
- Có biện pháp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tăng cường sức đề kháng chuyên biệt cho mẹ bầu.
Bà bầu bị cảm cúm có thể truyền nước nếu cơ thể bị suy nhược, mất sức nghiêm trọng, không ăn hoặc ăn rất ít trong vài ngày. Tuy nhiên phương pháp cải thiện, điều trị cảm cúm này không nên lạm dụng để tránh những ảnh hưởng tiêu cực đến thai kỳ. Trước khi truyền nước bác sĩ cần khám để xác định chính xác tình trạng sức khỏe của bà bầu để biết các mẹ có thể truyền nước hay không.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp