Nóng trong bụng khi mang thai có nguy hiểm không?

2. Nóng trong bụng khi mang thai là do ăn nhiều thực phẩm cay nóng

Việc lạm dụng những món ăn được chế biến từ các gia vị như tỏi, ớt, bột quế sẽ gây kích thích dạ dày dẫn đến hệ tiêu hóa làm việc kém. Hệ quả là mẹ bầu cảm thấy nóng ruột, cồn cào trong bụng. Nhưng bạn hãy yên tâm vì hiện tượng nóng bụng do nguyên nhân này sẽ thuyên giảm ngay sau vài giờ hoặc chậm hơn là vài ngày khi mẹ ngừng sử dụng những món vừa nêu.

3. Lo âu, căng thẳng

nguyên nhân gây nóng trong bụng khi mang thai

Nếu mẹ bầu đang trong tình huống căng thẳng, suy nghĩ quá nhiều thì hãy dừng lại ngay vì đây là một trong những nguyên nhân chính đưa đến tình trạng nóng trong bụng khi mang thai. Chưa kể, bà bầu bị stress còn gặp phải chứng rối loạn ăn uống như bỏ bữa, ngán ăn… Đây đều là những thói quen không có lợi cho sức khỏe dạ dày.

4. Uống nhiều nước

Nghe có vẻ lạ vì trước giờ uống nhiều nước vẫn là lời khuyên mà các bác sĩ sản khoa dành cho mẹ bầu. Điều này đúng nhưng chưa đủ. Việc uống nhiều nước hơn mức cần thiết sẽ gây phản tác dụng, khiến cho các bà mẹ tương lai có cảm giác no, ăn ít hơn nên cơ thể chóng đói và dễ bị cồn cào.

5. Nóng trong bụng khi mang thai do ảnh hưởng từ thuốc

Mẹ nào đang phải điều trị bằng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAIDs) đều có khả năng gặp phải hiện tượng nóng bụng trong thai kỳ. Lý do là bởi kháng sinh sử dụng liên tục sẽ tiêu diệt bớt những lợi khuẩn đường ruột, từ đó mẹ bầu dễ bị đầy hơi, đau hoặc nóng rát bụng. Riêng NSAIDs sẽ bất hoạt prostaglandin hệ tiêu hóa – đảm nhiệm vai trò giảm bài tiết axit dịch vị – khiến cho axit dạ dày tăng gây nóng rát, đau vùng thượng vị.

Ngoài những nguyên nhân kể trên, bà bầu bị nóng trong bụng còn có thể do mắc phải các bệnh lý tiêu hóa chẳng hạn: viêm loét dạ dày tá tràng hoặc trào ngược dạ dày thực quản… Với những tình trạng này, mẹ nhất thiết phải đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra và có biện pháp khắc phục kịp thời.