Chôm chôm là loại trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Mặc dù chôm chôm đem lại nhiều lợi ích sức khỏe, tuy nhiên nhiều người còn thắc mắc rằng bầu ăn chôm chôm được không? Bà bầu ăn chôm chôm có tác dụng gì? Hãy cùng Pharmacity đi trả lời các câu hỏi này qua bài viết sau.
Thành phần dinh dưỡng có trong quả chôm chôm
Trong 100g chôm chôm cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, bao gồm:
Bạn đang xem: Bầu ăn chôm chôm được không? Lưu ý mẹ bầu cần biết khi ăn chôm chôm
- Calo: 75
- Carbohydrate: 20,87g
- Chất xơ: 0,9g
- Protein: 0,65g
- Chất béo: 0,21g
- Canxi: 22mg
- Vitamin C: 4,9mg
Loại trái cây này cũng chứa nhiều loại vitamin và các khoáng chất quan trọng khác như sắt, kẽm, mangan, kali, natri, magie, phốt pho…
Bầu ăn chôm chôm được không? Giá trị dinh dưỡng của quả chôm chôm
Bầu ăn chôm chôm được không? Lợi ích khi ăn chôm chôm
Với thành phần dinh dưỡng dồi dào, chôm chôm mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho cơ thể đối với người bình thường. Vậy bà bầu ăn chôm chôm được không?
Bà bầu ăn chôm chôm được không?
Theo dân gian truyền miệng rằng chôm chôm là loại trái cây có vị ngọt, tính nóng, nếu ăn trong những tháng đầu thai kỳ có thể gây nguy cơ sảy thai. Thêm vào đó, việc ăn chôm chôm khi mang thai còn bị cho là sẽ gây khó khăn trong quá trình chuyển dạ của bà bầu.
Tuy nhiên, những quan điểm truyền miệng này không có đủ bằng chứng khoa học để chứng minh chúng là đúng.
Theo đánh giá của các chuyên gia, bà bầu có thể hoàn toàn thưởng thức quả chôm chôm trong thời kỳ mang thai mà không có vấn đề gì đáng lo ngại, miễn là tiêu thụ chúng đúng cách.
Xem thêm: Dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai và cho con bú
Bà bầu ăn chôm có được không?
Bà bầu ăn chôm chôm có tác dụng gì?
Các nghiên cứu đã chứng minh rằng việc bà bầu ăn chôm chôm mang lại nhiều lợi ích tích cực cho sức khỏe. Dưới đây là một số công dụng nổi bật từ quả chôm chôm mà mẹ bầu nên biết.
Bổ sung sắt
Lượng sắt trong quả chôm chôm giúp duy trì nồng độ hemoglobin trong máu và ngăn chặn tình trạng thiếu máu khi mang thai. Do đó, việc tiêu thụ chôm chôm có thể giúp giảm cảm giác mệt mỏi và uể oải của các bà bầu.
Tốt cho hệ tiêu hoá
Chôm chôm chứa nhiều chất xơ nên giúp nhuận tràng và hỗ trợ quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn. Vì vậy, việc ăn chôm chôm giúp bà bầu phòng ngừa được tình trạng thường gặp như táo bón và tiêu chảy.
Đẹp da và tóc
Chôm chôm cung cấp hàm lượng vitamin E dồi dào cùng với nhiều loại vitamin khác có lợi cho cơ thể. Đây là loại trái cây trở giúp các bà bầu giải quyết vấn đề về da và tóc hiệu quả.
Đặc biệt, chôm chôm có thể hỗ trợ ngăn chặn tình trạng rạn da trong thời kỳ mang thai, ngăn ngừa mụn trứng cá, cung cấp ẩm, làm dịu da và giúp chống lại quá trình lão hóa da.
Xem thêm : Số hữu tỉ là gì, vô tỉ là gì. Q – R – I – Z là tập hợp số gì
Giảm triệu chứng ốm nghén
Chôm chôm có hương vị ngọt thanh và chua nhẹ, rất phù hợp với khẩu vị của các bà bầu. Quả chôm chôm giúp giảm thiểu tình trạng ốm nghén, đồng thời hỗ trợ giảm mệt mỏi, chóng mặt và buồn nôn trong thời kỳ mang thai.
Bầu ăn nhiều chôm chôm có tốt không?
Mặc dù chôm chôm mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho bà bầu, tuy nhiên theo các chuyên gia, nếu bà bầu tiêu thụ quá nhiều chôm chôm có thể gây ra một số vấn đề đối với sức khỏe như:
- Tăng chỉ số đường huyết: Quả chôm chôm chín chứa hàm lượng đường cao, có thể gây tăng đột ngột chỉ số đường huyết, gây tiểu đường thai kỳ. Vì vậy, mỗi ngày mẹ bầu chỉ nên ăn 5-6 quả chôm chôm.
- Tăng cholesterol: Hàm lượng đường trong chôm chôm có thể chuyển hóa thành acid béo, làm tăng mức triglycerides và gây tăng mỡ trong cơ thể, có thể gây hại cho sức khỏe của bà bầu và thai nhi.
Xem thêm: Bầu ăn đào được không? Ăn đào trong thai kỳ có tác dụng gì ?
Bầu ăn chôm chôm nhiều gây hại cho mẹ bầu và thai nhi
Một số lưu ý bà bầu cần biết khi ăn chôm chôm
Để đảm bảo an toàn và tận dụng tối đa lợi ích của chôm chôm khi mang thai, mẹ bầu cần lưu ý những điều sau:
- Lột vỏ chôm chôm bằng dao: Không nên lột vỏ chôm chôm bằng miệng để tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại. Rửa sạch và ngâm chôm chôm trước khi ăn.
- Tránh ăn chôm chôm quá chín: Chôm chôm chín có thể chứa nồng độ cồn cao, làm tăng cholesterol cho mẹ bầu.
- Hạn chế kết hợp chôm chôm với thực phẩm nhiều đường: Vì chôm chôm đã có sẵn lượng đường khá cao nên mẹ bầu cần lưu ý tránh ăn quá nhiều chôm chôm cùng một lúc hoặc các loại trái cây nhiều đường.
- Lựa chọn và bảo quản đúng cách: Tránh mua những quả chôm chôm đã úa màu, xỉn màu, bị dập. Chôm chôm nên bảo quản trong tủ lạnh khoảng 5 ngày, chỉ sử dụng khi quả còn tươi.
- Chế biến đa dạng: Mẹ bầu có thể sử dụng chôm chôm trong nhiều món ăn như sinh tố, salad, bánh ngọt….
- Thảo luận với bác sĩ: Nếu bà bầu có nhu cầu bổ sung chôm chôm vào chế độ ăn uống hàng ngày, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho thai nhi.
Với thông tin được chia sẻ trên đây về bầu ăn chôm chôm được không, hy vọng có thể giúp các mẹ bầu có thể thêm chôm chôm vào chế độ dinh dưỡng của mình một cách hiệu quả để đảm bảo cho sự phát triển tốt nhất cho thai nhi. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần cân nhắc liều lượng bổ sung để tránh gây ra các dụng phụ không mong muốn.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Xem thêm:
- Tổng hợp 10 dấu hiệu mang thai 2 tuần dễ nhận biết ở mẹ bầu
- Trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai: Nguyên nhân, biểu hiện & cách xử lý
- Tổng hợp 28 điều kiêng kỵ khi mang thai mẹ bầu nên biết để có thai kỳ khoẻ mạnh
- Tổng hợp 10+ cách nhận biết có thai phổ biến nhất ở các mẹ bầu
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp