Đậu bắp cung cấp nguồn dinh dưỡng đa dạng với thành phần chứa nhiều vitamin C, vitamin A, axit folate và nhiều vi chất thiết yếu khác. Chính vì vậy, nhiều chuyên gia khuyên mẹ bầu nên ăn đậu bắp thường xuyên, đặc biệt trong giai đoạn thai nhi 4 tuần tới 12 tuần tuổi. Vậy đậu bắp có tác dụng gì đối với bà bầu?
Giá trị dinh dưỡng của đậu bắp
Trước khi đến với câu hỏi “Có bầu ăn đậu bắp được không?”, hãy cùng nhìn qua đặc điểm nổi bật của quả đậu bắp. Đậu bắp là một loại quả phổ biến với nhiều tên gọi như bông vàng, mướp tây hay okra. Đậu bắp có tên khoa học là Abelmoschus esculentus bắt nguồn từ Tây Phi.
Bạn đang xem: Bà bầu ăn đậu bắp được không? Tác dụng của đậu bắp mà mẹ bầu nên biết
Nhờ khả năng chịu hạn tốt nên đậu bắp được trồng nhiều ở vùng nhiệt đới hay ôn đới, đặc biệt là miền Nam Hoa Kỳ. Ở nước ta, loại quả này được trồng chủ yếu ở các tỉnh miền Nam, nơi có khí hậu nóng khô phù hợp cho quả phát triển.
Theo nguồn trích từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), trong 100 gram đậu bắp có chứa thành phần dinh dưỡng như sau:
- Tổng năng lượng: 33 kcal.
- Mỡ (lipid): 0,2g.
- Cholesterol: 0mg.
- Natri: 7mg.
- Kali: 299mg.
- Chất xơ: 7g.
- Carbohydrate: 1,5g.
- Đạm (protein): 1,9g.
- Vitamin C: 21mg.
- Vitamin A: 0,198mg.
- Vitamin B9 (axit folate): 87,8g.
- Canxi: 75mg.
- Magie: 57mg.
Ngoài ra, đậu bắp có chứa nhiều vi khoáng khác như vitamin K, mangan… cung cấp nguồn dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể.
Mang bầu ăn đậu bắp được không?
Chính nhờ thành phần dinh dưỡng đa dạng, chuyên gia khuyên bà bầu nên thêm đậu bắp vào thực đơn hàng ngày. Đậu bắp là một trong những loại thực phẩm rất tốt cho bà bầu.
Không chỉ cung cấp chất xơ và năng lượng, đậu bắp còn cung cấp nhiều loại vitamin cần thiết như vitamin C hay vitamin B9 cho sự phát triển khỏe mạnh của bé. Mặt khác, theo sách Đông y đậu bắp có tính ngọt chua cân bằng, dịu mát sẽ làm giảm đau, giảm viêm sưng cũng như các triệu chứng ốm nghén.
Bên cạnh đó, có thể nhiều mẹ bầu sẽ thắc mắc rằng bầu 3 tháng đầu ăn bắp được không? Khi mẹ đang trong giai đoạn đầu của thai kỳ hoàn toàn có thể ăn được đậu bắp với nhiều cách chế biến khác nhau. Điều này không chỉ giúp bữa cơm hàng ngày thêm phần ngon miệng mà còn giúp bà bầu được cung cấp đa dạng vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.
Tác dụng của đậu bắp
Bổ sung vitamin và chất xơ
Xem thêm : Cách chữa nhiệt miệng bằng lá BÀNG non – “Thần dược” trị bách bệnh
Ngoài bổ sung nguồn chất xơ dồi dào cho cơ thể, đậu bắp còn mang lại nhiều vitamin thiết yếu, nổi bật trong đó là vitamin C và vitamin B9. Vitamin C có trong đậu bắp sẽ hỗ trợ cơ thể hấp thu sắt, từ đó thúc đẩy sự hình thành và phát triển da, cơ xương và mạch máu của thai nhi.
Điều này sẽ giúp em bé sinh ra có một trái tim khỏe mạnh, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch cũng như bệnh đái tháo đường trong tương lai.
Đậu bắp còn mang tới nguồn vitamin B9 tuyệt vời giúp phát triển hệ tạo máu của trẻ, giảm thiểu nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh. Chính vì vậy, bác sĩ khuyến khích mẹ nên ăn đậu bắp thường xuyên trong giai đoạn 4 tuần tới 12 tuần tuổi.
Hơn thế, nguồn dinh dưỡng mà đậu bắp cung cấp sẽ giúp bà bầu tăng cường hệ miễn dịch khỏe mạnh, tránh mắc bệnh vặt cũng như cúm mùa trong dịch.
Điều hòa giấc ngủ
Trong đậu bắp có chứa các axit amin thiết yếu giúp hỗ trợ điều hòa giấc ngủ ngon như tryptophan cùng các loại protein khác. Ăn đậu bắp thường xuyên sẽ giúp bà bầu cải thiện đáng kể sức khỏe tinh thần, giúp mẹ có một giấc ngủ ngon và chất lượng hơn.
Vì vậy, nếu bà bầu đang gặp chứng mất ngủ hay trằn trọc trước khi đi ngủ có thể đưa thêm đậu bắp vào bữa cơm hàng ngày nhé!
Giảm căng thẳng tinh thần
Thời gian bầu bí, phụ nữ rất dễ bị mệt mỏi, suy nhược tinh thần vì nhiều yếu tố tác động. Đậu bắp sẽ giúp giải quyết một phần vấn đề này. Đậu bắp có chứa những hoạt chất như polyphenol hay flavonoid rất tốt cho cơ thể.
Polyphenol và flavonoid có khả năng chống oxy hóa tuyệt vời, đồng thời thúc đẩy quá trình điều hòa đường huyết và dự trữ glycogen trong gan. Nguồn năng lượng tích trữ nhiều sẽ giúp cơ thể bà bầu bớt mệt mỏi cũng như cảm thấy tràn trề năng lượng hơn.
Phòng dị tật bẩm sinh cho bé
Xem thêm : 4 nhóm người không nên uống hoa đu đủ đực ngâm mật ong
Để trả lời cho câu hỏi “Bà đẻ ăn đậu bắp được không?” không thể không nhắc tới tác dụng của đậu bắp trong việc phòng ngừa dị tật ở thai nhi. Theo USDA, đậu bắp có chứa nhiều axit folate với 100 gram đậu bắp sẽ có 87,8 gram hoạt chất này.
Đây là thành phần quan trọng tham gia vào nhiều giai đoạn hình thành cơ thể cũng như quá trình chuyển hóa vật chất của em bé. Đặc biệt, cung cấp nguồn axit folate đầy đủ sẽ phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh cũng như các dị tật khác của thai nhi.
Lưu ý khi mẹ bầu ăn đậu bắp
Tuy đậu bắp có nhiều tác dụng tuyệt vời nhưng bà bầu không nên ăn quá nhiều đậu bắp trong một ngày. Mẹ bầu cần có một chế độ dinh dưỡng khoa học, cân bằng với đầy đủ bốn nhóm chất thiết yếu bao gồm:
- Protein (đạm).
- Mỡ (lipid).
- Tinh bột (carbohydrate).
- Chất xơ, chất khoáng và vitamin.
Ngoài ra, mẹ bầu cần theo dõi sự thay đổi cân nặng của bản thân trong quá trình mang thai. Trong giai đoạn này, bà bầu sẽ thường tăng từ 9 đến 12kg. Cụ thể, trong tam cá nguyệt thứ nhất, mẹ bầu sẽ tăng từ 300g đến 1kg. Sau đó, cân nặng mỗi tuần sẽ tăng khoảng 300g trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba.
Song hành với chế độ dinh dưỡng là chế độ vận động hàng ngày, bà bầu nên hoạt động thể dục nhẹ nhàng. Điều này sẽ giúp tăng cường sức khỏe cho cả mẹ và bé trong giai đoạn mang thai. Đồng thời, vận động thường xuyên sẽ giúp thời điểm “vượt cạn” nhẹ nhàng hơn.
Trên đây là bài viết của Nhà thuốc Long Châu về câu hỏi “Bầu ăn đậu bắp được không?”. Hy vọng với bài viết, bạn có thể biết được những thông tin cơ bản về chủ đề này. Mang thai là giai đoạn thiêng liêng và quan trọng, chính vì vậy mẹ bầu cần được cung cấp nguồn dinh dưỡng đa dạng, cân bằng và đầy đủ vi chất cần thiết. Đậu bắp sẽ cung cấp cho cơ thể vitamin và nhiều loại khoáng chất thiết yếu cho sự phát triển của thai nhi.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp