Khoai sọ là một loại thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất và vitamin cần thiết cho sức khỏe. Những món ăn được chế biến từ khoai sọ rất ngon và bổ dưỡng. Tuy nhiên, bầu ăn được khoai sọ không đang là thắc mắc của nhiều người. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu giải đáp vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!
- Tại sao đối với con trai tháng 10 có 61 ngày?
- Nhảy mũi (hắt xì hơi) là biểu hiện của điều gì? Khám phá ý nghĩa nhảy mũi theo ngày và giờ
- Ca dao tục ngữ về tôn trọng sự thật
- Hướng dẫn chi tiết cách tắt đồng bộ iCloud trên 2 iPhone dễ dàng
- Tài khoản ngân hàng bị khóa có nhận được tiền không? Cách giải quyết.
Thành phần dinh dưỡng của khoai sọ
Trước khi trả lời cho thắc mắc bầu ăn khoai sọ được không, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về các thành phần dinh dưỡng có trong khoai sọ.
Bạn đang xem: Bầu ăn khoai sọ được không? Lợi ích sức khỏe khoai sọ mang lại
Khoai sọ thuộc họ Ráy và có tên khoa học là Colocasia esculenta, có nguồn gốc ở Đông Nam Á và Ấn Độ. Chúng thường được trồng ở một số vùng nông thôn để lấy củ ăn. Khoai sọ có thể được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau vừa ngon vừa bổ dưỡng. Vậy khoai sọ chứa những dưỡng chất nào?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, trong khoai sọ chứa chủ yếu là tinh bột. Ngoài ra, khoai sọ còn chứa một số vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Cụ thể, trong 100 gram khoai sọ có chứa thành phần và hàm lượng dinh dưỡng như sau:
- Năng lượng: 115 kcal.
- Chất béo: 0,2 gram.
- Protein: 1,1 gram.
- Chất xơ: 3,6 gram.
- Tinh bột: 19,2 gram.
- Vitamin C: 15 mg.
- Canxi: 38 mg.
- Phốt pho: 87 mg.
- Magie: 41 mg.
- Natri: 11 mg.
- Kali: 354 mg.
- Sắt: 1,71 mg.
Xem thêm : Chi tiết mức bồi thường bảo hiểm sức khỏe, tính mạng do xe cơ giới gây ra
Bên cạnh đó, khoai sọ còn chứa một lượng nhỏ khoáng chất có lợi khác như:
- Fructose: 0,1 gram.
- Glucose: 0,1 gram.
- Thiamine: 0,05 gram.
- Riboflavin: 0,06 gram.
Như vậy, mặc dù lượng calo có trong khoai sọ đang ở ngưỡng thấp nhưng cũng không phủ nhận về tính giàu dưỡng chất mà chúng mang lại. Vậy bầu ăn khoai sọ được không?
Bầu ăn khoai sọ được không?
Như đã nói ở trên, khoai sọ là loại củ có vị bùi bùi, thơm dẻo, rất dễ ăn và chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho cơ thể như protein, canxi, kali, sắt, các vitamin C, B1, B3, PP… nên được nhiều người lựa chọn chế biến thành các món ăn bữa cơm hàng ngày. vậy mẹ bầu ăn khoai sọ được không? Câu trả lời là có.
Với thành phần dinh dưỡng kể trên, hầu hết các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyên rằng mẹ bầu nên bổ sung khoai sọ vào thực đơn trong thời kỳ mang thai. Bởi việc mẹ bầu ăn khoai sọ trong quá trình mang thai vừa giúp ngon miệng, đồng thời sẽ giúp cung cấp những chất cần thiết cho sự phát triển của bé và tốt cho sức khỏe của mẹ, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Những lợi ích mà khoai sọ mang lại cho mẹ bầu có thể kể đến như:
- Tăng cường hệ miễn dịch: Trong khoai sọ có chứa thành phần chất chống oxy hóa cao như vitamin C có khả năng kháng khuẩn và chống lại các virus gây bệnh. Do đó, việc mẹ bầu ăn khoai sọ sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, phòng tránh được một số bệnh thông thường như cảm cúm, cảm lạnh, ho, sốt hay viêm nhiễm trong quá trình mang thai.
- Hỗ trợ tiêu hoá, ngăn ngừa táo bón: Cũng như các loại khoai khác (khoai lang, khoai môn…), khoai sọ là một nguồn cung cấp chất xơ dồi dào có tác dụng giữ nước, làm mềm phân, làm chậm quá trình tiêu hóa. Từ đó, hỗ trợ nhuận tràng và giúp bà bầu hạn chế được tình trạng táo bón hay gặp khi mang thai rất hiệu quả.
- Duy trì huyết áp ổn định: Trong khoai sọ có chứa hàm lượng kali tương đối cao. Hoạt chất này đóng vai trò như một chất điện giải có tác dụng kiểm soát lượng nước bên trong tế bào, ổn định huyết áp và giúp thai phụ ngăn ngừa một số chứng bệnh hay gặp trong thai kỳ như tiền sản giật, sinh non,…
- Hỗ trợ ngăn ngừa tiểu đường: Mẹ bầu ăn khoai sọ được không? Mẹ bầu ăn khoai sọ không chỉ bổ sung dưỡng chất cho cả mẹ và bé mà còn giúp kiểm soát chỉ số đường huyết hiệu quả, điều hòa chức năng tim mạch và giảm cholesterol xấu. Từ đó, hạn chế được các biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải khi mang thai do bệnh tiểu đường gây ra.
- Bổ sung năng lượng cho thai phụ: Thành phần glucid có trong khoai sọ khá dồi dào. Điều này có nghĩa là mẹ bầu ăn khoai sọ sẽ giúp mẹ nạp thêm nhóm chất đường bột, cung cấp năng lượng, nuôi dưỡng các tế bào thần kinh và giúp cơ thể vượt qua mệt mỏi, uể oải khi mang thai.
- Hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp: Trong khoai sọ có chứa nhiều khoáng chất rất tốt cho hệ xương khớp như canxi, phốt pho, magiê, kali… Do đó, bà bầu ăn khoai sọ sẽ có tác dụng tăng cường mật độ xương, giúp xương chắc khỏe và giảm thiểu các cơn đau nhức xương khớp, nhất là trong 3 tháng cuối thai kỳ.
- Tăng cường sức khỏe làn da: Như được biết, trong khoai sọ rất giàu chất chống oxy hóa và các vitamin A, E. Các thành phần này đóng vai trò không nhỏ trong quá trình tái tạo lớp biểu bì của da, nuôi dưỡng các tế bào da, duy trì độ ẩm cũng như làm mờ các vết rạn tại vùng bụng, đùi, bắp chân của mẹ khi mang thai. Đồng thời, các chất này cũng góp phần đẩy lùi nếp nhăn, ngăn chặn tình trạng lão hoá giúp cho mẹ bầu có làn da khỏe mạnh và tươi sáng hơn.
Một số lưu ý cần biết khi mẹ bầu ăn khoai sọ
Xem thêm : Có mấy cấp xét xử toà án, nguyên tắc của hai cấp xét xử?
Thực hiện chế độ ăn đa dạng và đầy đủ dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai là rất cần thiết. Do đó, theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ bầu có thể ăn khoai sọ nhưng cần lưu ý một số điều cần biết nhằm đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé như:
- Ăn khoai sọ với lượng vừa phải: Mặc dù khoai sọ mang lại lợi ích sức khỏe cho mẹ bầu, tuy nhiên nên ăn với lượng vừa phải ( không quá 100 gram/ngày). Bởi nếu ăn quá nhiều có thể gây ra tình trạng tăng đường huyết đột ngột hoặc gây đau bụng, đầy hơi cho thai phụ.
- Lựa chọn khoai sọ: Các mẹ nên ưu tiên lựa chọn những củ khoai có kích thước vừa phải. Khi bổ ra, phần ruột bên có màu trắng đục và có vân màu tím xuất hiện thì củ khoai sọ này rất thơm bùi và giàu dưỡng chất.
- Sơ chế khoai sọ: Nên đeo găng tay trước khi sơ chế khoai sọ để tránh tình trạng ngứa ngáy, khó chịu do nhựa khoai sọ gây ra. Bên cạnh đó, nên gọt sạch vỏ, loại bỏ đất cát và phần bị hư hỏng. không nên gọt vỏ quá sâu vào phần thịt vì có thể làm mất thành phần protein nằm sát ở phần vỏ của khoai sọ.
- Tuyệt đối không sử dụng củ khoai sọ đã mọc mầm: Những củ khoai sọ bị mọc mầm có thể sinh ra độc tố cao. Do đó, nếu mẹ bầu ăn phải loại củ này có nguy cơ bị ngộ độc cao và gây ảnh hưởng tới sức khỏe của cả 2 mẹ con.
Tóm lại, khoai sọ là một loại thực phẩm vừa lành mạnh vừa bổ dưỡng. Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu ăn khoai sọ không chỉ mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe, hạn chế được các tình trạng khó chịu có thể gặp phải khi mang thai mà còn hỗ trợ thai nhi phát triển khỏe mạnh. Hy vọng bạn đọc đã tìm được câu trả lời cho vấn đề bầu ăn khoai sọ được không, đồng thời giúp mẹ bầu biết cách ăn khoai sọ đúng cách để an toàn và đạt hiệu quả.
Xem thêm: Bà bầu ăn nước cốt dừa được không?
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Hellobacsi
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp