Bà đẻ kiêng khem: Bi hài chuyện kiêng tắm, đốt vía

Nói “không” với việc tắm<?xml:namespace prefix = o ns = “urn:schemas-microsoft-com:office:office” />

Ngày ra viện, chị Ngoan (TP Việt Trì, Phú Thọ) hăm hở bế con về nhà với niềm tin sẽ được “gột rửa” thứ mồ hôi đáng ghét trên người từ hôm vào viện. Thế nhưng, niềm vui ấy tắt phụt khi mẹ chồng cấm tiệt chuyện gió, nước, nắng. Đã thế, chuyện đánh răng cũng bị can thiệp.

“Ông bà ta dạy rồi, bà đẻ trong tháng cữ không nên đánh răng vì dễ gây ra tình trạng buốt răng, ghê răng, rụng răng sớm sau này”, bà chia sẻ kinh nghiệm với con dâu.

Chồng Ngoan là dân xây dựng, thường xuyên đi làm xa nhà. Hai người liên lạc chủ yếu qua điện thoại. Thế nhưng từ ngày con dâu sinh, mẹ chồng cấm luôn chuyện đó với lý do đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé. Mỗi lần về nhà, dù nhớ vợ yêu con đến mấy nhưng chỉ được một lúc, anh cũng phải ngậm ngùi ôm gối ra phòng khách ngủ vì bà đã ra chỉ thị: Hạn chế tối đa ôm ấp em bé. Cẩn thận hơn, bà đã thiết kế sẵn cái chuông nhỏ, để nếu chị cần sự hỗ trợ nào, chỉ cần nhấn chuông, sẽ có người phục vụ, bởi bà cụ dặn đi dặn lại: Người lớn không được nói to, nói vọng, không nói nhiều, tránh về sau em bé… bị nói nhịu.

Ngại mẹ chồng, Ngoan không dám phản ứng gì mà chỉ ấm ức chịu đựng.

Hoặc đám tang đi qua cửa nhà có trẻ con chưa được 3 tháng, người nhà phải mang bồ kết đốt ra hòng đuổi vía độc, khí lạnh. Tôi thấy nhiều người làm thế nhưng cũng không rõ vì sao. Các cụ kiêng thế, tôi cũng chỉ bảo con cháu thế”.

Cử nhân điều dưỡng Đặng Thị Nghĩa (BV Phụ sản HN)

“Tránh nói to, nói nhiều, nói vọng theo một cách giải thích khác cũng là để giữ môi trường im lặng tuyệt đối cho bà mẹ và em bé được nghỉ ngơi. Điều này có thể có lý hơn, nhưng không liên quan gì đến việc có nói nhịu hay không”

BS sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung (Trung tâm Y tế Lao động – HN)

“Theo quan điểm của tôi, với một người khoẻ mạnh, ngay từ lúc sau sinh 1-2 ngày đầu đã có thể tắm nhanh qua nước ấm được”.

Giải thích nguồn gốc của những kiêng khem này, BS sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung (Trung tâm Y tế lao động- Hà Nội) chia sẻ: Kiêng khem theo các cụ ta xưa có ý nghĩa rất thâm thuý và đầy tính nhân văn. Đó là một cái cớ để người phụ nữ được nghỉ ngơi chính đáng.

Tuy nhiên, việc không tắm rửa, vệ sinh cơ thể thì phản khoa học vô cùng. “Nếu trong phòng không khí không thoát được thì bà đẻ rất dễ bị nhiễm lao – đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều trường hợp ngày trước bị hậu sản” – BS Dung cho hay.

Điều này có thể lý giải được bởi phụ nữ rất dễ mắc phải hội chứng suy nhược thần kinh dẫn đến mệt mỏi, không tập trung, ăn không ngon, ngủ không sâu giấc, giảm trí nhớ… nhưng lại bị “đổ lỗi” cho ngày trước lúc sinh nở không kiêng cữ.