Cùng MIA.vn khám phá lễ hội chùa Hương – Nét đẹp văn hóa dân tộc Việt

2Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ hội chùa Hương

2.1 Nguồn gốc của lễ hội chùa Hương

Lễ hội chùa Hương gắn liền với tín ngưỡng dân gian thờ Chúa Ba. Theo lời người dân ở đây kể lại thì trước kia công chúa Diệu Thiện đã tới vùng núi Hương Sơn để tu hành 9 năm sau đó đắc đạo thành Phật đi cứu độ chúng sinh. Đây cũng là thời điểm giữa mùa Xuân có khí hậu mát mẻ, trăm hoa đua nở, cây cỏ xanh tươi. .

Có thể nói, Chúa Trịnh Sâm là người đưa vị thế động Hương Tích trở thành một di tích lớn và cũng là đặt nền móng cho sự phát triển lễ hội chùa Hương thời bấy giờ. Hàng năm, mỗi khi mùa xuân đến, du khách đến với lễ hội ngày một đông vui hơn nhưng phải mãi đến năm 1896 niên hiệu Thành Thái năm thứ 8, lễ hội chùa Hương mới chính thức được tổ chức như một lễ hội thực sự, có quy củ, nghi thức riêng và chính thức trở thành một lễ hội truyền thống lớn trên cả nước.

2.2 Ý nghĩa của lễ hội chùa Hương

Lễ hội chùa Hương không chỉ mang ý nghĩa là một lễ hội thông thường như bao lễ hội khác mà nó còn có ý nghĩa rất lớn và mang đậm dấu ấn tín ngưỡng của Bắc Bộ. Phần lễ thể hiện tín ngưỡng thờ cúng của một tổng thể tôn giáo ở Việt Nam bao gồm Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo. Phần hội lại là sự kết hợp những nét văn hóa dân tộc độc đáo với vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời. Đến với lễ hội chùa Hương bạn không không đơn giản là hành hương, dâng lễ hướng đến những bậc siêu nhiên, thần thánh mà còn là để cảm nhận sự hòa hợp giữa con người với thiên nhiên, giữa con người, gia tăng đoàn kết dân tộc. Ngoài ra, lễ hội chùa Hương thể hiện khát vọng hòa hợp giữa thực và mơ, tiên và tục – thực là nền tảng, mơ là uất vọng – trên cái nền mùa xuân tươi sáng mà con người Việt Nam chất phác, nhân ái thuở xưa cảm nhận hành động và trao truyền.