Có bầu dùng lăn khử mùi được không?

Cơ thể chúng ta có hàng triệu tuyến mồ hôi, được chia thành hai loại: Tuyến mồ hôi ngoại tiết và tuyến mồ hôi nội tiết.

Tuyến mồ hôi ngoại tiết thường gặp ở tay, chân, lưng… Mồ hôi tiết ra từ các tuyến này có tác dụng thải độc ra bên ngoài, đồng thời giúp điều hòa thân nhiệt. Chúng ta cũng có thể thấy rằng mồ hôi ở những vùng này không gây ra mùi hôi đáng lo ngại.

Ngược lại, tuyến mồ hôi nội tiết thường tập trung ở vùng nách, vùng kín cơ thể hoặc ở tuyến vú… chúng là thủ phạm gây ra mùi hôi khó chịu, trong đó có tình trạng hôi nách. Tuyến mồ hôi nội tiết tiết ra protein, axit amin… và dưới tác động của vi khuẩn, các chất này sẽ tạo ra mùi cơ thể đặc trưng của mỗi người và gây ra mùi hôi.

Bạn có thể thấy rõ điều này ở trẻ con, chúng vận động rất nhiều, cơ thể tiết nhiều mồ hôi nhưng chúng không có mùi cơ thể nặng và khó chịu như người lớn. Ngược lại, thai phụ lại có nhiều mồ hôi gây mùi khó chịu. Cho dù trước đó các mẹ bầu có bị tình trạng ra mồ hôi hay mùi hôi vùng nách hay không.

Khi đang mang thai, mức độ nội tiết tố trong cơ thể bà bầu sẽ thay đổi đáng kể. Cơ thể bà bầu tạo ra một lượng lớn hormone được gọi là estradiol, khiến cho các tuyến mồ hôi cũng như tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn.

Đồng thời, khi mang thai, các mẹ bầu rất dễ bị căng thẳng, stress hơn, điều này cũng khiến tuyến mồ hôi tiết ra nhiều axit béo hơn. Đây chính là thủ phạm chính gây nên mùi cơ thể khó chịu. Các vùng chịu ảnh hưởng chính của tình trạng này bao gồm nách và bộ phận sinh dục.

Một số loại thuốc bổ, thực phẩm đưa vào cơ thể trong thời gian mang thai cũng tác động đến việc tạo mùi hôi khó chịu cho cơ thể. Do đó, dù ít hay nhiều, dù nặng hay nhẹ, thì mẹ bầu cũng đều có mùi “bất thường”, gây ái ngại cho bản thân và cho người xung quanh.