Khi mang thai, phụ nữ thường có rất nhiều thắc mắc liên quan đến việc chăm sóc sức khỏe của bản thân và thai nhi. Trong số đó có một câu hỏi thường gặp là bà bầu có được xoa dầu gió vào bụng không? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu sâu hơn về vấn đề bà bầu có được xoa dầu gió vào bụng không, bao gồm các nguy cơ và cách sử dụng dầu gió trong thời kỳ mang thai.
Bài viết liên quan:
Bạn đang xem: Bà bầu có được xoa dầu gió vào bụng không?
- Bụng vẫn to sau khi sinh, mẹ nên làm gì?
- Chế tạo túi muối chườm bụng sau sinh đơn giản
- 10 dầu massage cho bé được nhiều mẹ tin dùng nhất
Giải đáp thắc mắc bà bầu có được xoa dầu gió vào bụng không?(Nguồn: iStockPhoto)
1. Thành phần có trong dầu gió
Trước khi xem xét bà bầu thoa dầu nóng được không, cần tìm hiểu về thành phần của sản phẩm này. Dầu gió thường bao gồm các thành phần như sau:
- Long não
- Bạc hà
- Thông
- Tràm
- Hương nhu
Trong số các thành phần này, có hai chất là long não và bạc hà có khả năng thẩm thấu qua da và có thể tác động qua cơ chế nhau thai, ảnh hưởng đến phát triển của thai nhi. Do đó, việc sử dụng dầu gió với số lượng lớn và thường xuyên có thể có tác động tiêu cực đối với quá trình phát triển của thai nhi. Vì lý do này, phụ nữ mang thai nên hạn chế hoặc tránh sử dụng dầu gió. Trong trường hợp cần sử dụng, nên kiểm tra kỹ thành phần của sản phẩm và nhờ sự tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng.
Hương nhu là một trong những thành phần của dầu gió (Nguồn: iStockPhoto)
2. Bà bầu có được xoa dầu gió vào bụng không?
Đã có nhiều chuyên gia y tế khuyên rằng, phụ nữ mang thai nên hạn chế sử dụng dầu gió, vì điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng việc long não có thể dẫn đến co thắt tử cung. Ngoài ra, nếu dùng 1 lượng lớn dẫn đến rối loạn hệ thần kinh trung ương hoặc dị dạng thai nhi. Tinh dầu bạc hà có khả năng gây ra rối loạn hô hấp cho bà bầu và có thể dẫn đến tình trạng ngừng tim.
Vì vậy, đối với câu hỏi “Bà bầu có được xoa dầu gió vào bụng không?” thì câu trả lời là không nên. Trong trường hợp bạn vô tình đã sử dụng dầu gió khi mang thai, bạn nên ngưng sử dụng ngay lập tức và thông báo cho bác sĩ để được tư vấn và kiểm tra thêm.
Bà bầu không nên thoa trực tiếp dầu gió vào bụng (Nguồn: Adobe)
3. Dấu hiệu mẹ bầu ngộ độc khi dùng dầu gió
Trước khi sử dụng bạn có thể hỏi trực tiếp bác sĩ khám thai xem liệu có bầu thoa dầu khuynh diệp được không? Bởi vì nếu mẹ lỡ sử dụng dầu gió quá mức hoặc không đúng cách, có thể xuất hiện những dấu hiệu cho thấy cơ thể đang bị ngộ độc. Việc nhận biết và hiểu rõ những dấu hiệu này là rất quan trọng để kịp thời tìm ra cách xử lý. Dưới đây là một số dấu hiệu thường xuất hiện khi mẹ bầu ngộ độc do sử dụng dầu gió:
- Buồn nôn và nôn mửa không rõ nguyên nhân: Mẹ bầu có thể bị nôn mửa sau khi sử dụng dầu gió.
- Bỏng rát vùng miệng: Dầu gió có thể gây kích ứng da và niêm mạc, dẫn đến tình trạng bỏng rát vùng miệng khi sử dụng không đúng cách.
- Co giật và khó thở: Trong trường hợp ngộ độc nặng hơn, mẹ bầu có thể trải qua các triệu chứng như co giật và khó thở, đây là dấu hiệu cần đặc biệt chú ý.
- Trạng thái hôn mê: Ngộ độc nặng có thể dẫn đến trạng thái hôn mê hoặc mất ý thức.
Nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào trong danh sách này, hãy ngưng sử dụng ngay lập tức và tìm đến sự tư vấn y tế từ một chuyên gia hoặc bác sĩ.
Nếu mẹ bầu thấy khó thở sau khi dùng dầu gió hãy nhanh chóng tìm đến bác sĩ (Nguồn: Unsplash)
4. Hướng dẫn mẹ bầu xoa dầu gió đúng cách
Ở trên chúng ta đã tìm hiểu thoa dầu nóng nhiều có tốt không? Vì vậy, các mẹ hãy nhớ rằng nên hạn chế sử dụng dầu gió là tốt nhất, nhưng nếu không thể tránh, bạn cần tuân theo các quy tắc sau đây:
- Tuyệt đối không nên uống hoặc ngửi dầu gió, chỉ sử dụng nó bên ngoài da vì việc uống hoặc ngửi có nguy cơ ngộ độc cao.
- Không sử dụng dầu gió lên các vết thương hở trên da.
- Nếu bạn muốn xông hơi hoặc ngâm mình trong bồn tắm, chỉ cần pha tối đa 5ml dầu gió vào chậu nước.
- Đối với việc làm ấm quần áo, chỉ cần sử dụng 1-2 giọt dầu gió.
- Nếu bạn đang trải qua các tình trạng như suy nhược, táo bón, hoặc huyết áp cao khi mang thai, tuyệt đối không nên sử dụng dầu gió.
- Khi bạn chọn sử dụng dầu gió, hãy chọn sản phẩm từ thương hiệu uy tín và có nguồn gốc rõ ràng.
- Để đảm bảo an toàn tuyệt đối, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ sản phẩm nào.
Xem thêm : Sữa Pediasure
Nếu bạn muốn xông hơi chỉ cần pha tối đa 5ml dầu gió vào chậu nước (Nguồn: iStockPhoto)
5. Loại dầu gió an toàn dành cho mẹ bầu
Nếu bạn đang tìm kiếm một loại dầu gió an toàn cho phụ nữ mang thai, bạn có thể xem xét các sản phẩm dầu massage của Tanamera dành cho mẹ bầu. Các loại dầu này hoàn toàn lành tính với thành phần từ tự nhiên.
Sản phẩm này có các công dụng giúp thư giãn, máu huyết lưu thông và giảm nhức mỏi cơ thể của mẹ bầu
Bài viết đã trả lời câu hỏi bà bầu có được xoa dầu gió vào bụng không, và những dấu hiệu cho biết mẹ bầu có thể bị ngộ độc khi sử dụng quá nhiều dầu gió. Nếu muốn sử dụng dầu, các mẹ có thể tham khảo các sản phẩm dầu thoa ấm phù hợp và an toàn tại Earthmama. Các sản phẩm này không chứa các thành phần gây nguy hại cho thai nhi, vì thế các mẹ bầu có thể an tâm sử dụng.
Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi Earthmama.
—
Earthmama – Hệ thống sản phẩm Organic cho Mẹ và Bé lớn nhất Việt Nam.
Earthmama tự hào là địa chỉ mua sắm đầu tiên mang đến những dòng sản phẩm từ thiên nhiên, đảm bảo tính an toàn cho sức khỏe bà mẹ và trẻ em Việt Nam, luôn đề cao những giá trị của niềm tin và uy tín.
Earthmama – Đồng hành cùng sức khỏe và sắc đẹp của Mẹ và Bé.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp