Khi cơ thể suy nhược, ốm yếu, phương án truyền dịch luôn được ưu tiên để cơ thể được hỗ trợ điều trị và phục hồi. Tuy nhiên, bầu có được truyền nước không, có ảnh hưởng tới thai nhi không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để được tháo gỡ những thắc mắc trên nhé!
Những kiến thức về truyền nước, truyền dịch
Trước khi trả lời câu hỏi bầu có được truyền nước không, bạn cần có những kiến thức cơ bản về truyền nước, truyền dịch. Truyền nước (truyền dịch) là kỹ thuật đưa các chất dinh dưỡng truyền qua tĩnh mạch vào cơ thể bằng dụng cụ kim truyền.
Bạn đang xem: Giải đáp bầu có được truyền nước không và những lưu ý cần ghi nhớ
Dịch truyền là hỗn hợp dung dịch gồm dung môi là nước cất và các chất dinh dưỡng khác. Truyền dịch chủ yếu sử dụng cho bệnh nhân bị suy nhược cơ thể, cần bổ sung các chất dinh dưỡng, điện giải hoặc mất khả năng tự ăn uống.
Các nhóm dịch truyền
Theo y học, có khoảng 20 loại dịch truyền phổ biến được chia thành 4 nhóm chính gồm:
- Nhóm 1: Dịch truyền cung cấp dinh dưỡng như axit amin, vitamin, khoáng chất… cho cơ thể, được dùng cho các bệnh nhân bị mất khả năng ăn uống hoặc sau phẫu thuật. Các loại dịch truyền thuộc nhóm 1 thường dùng gồm có đường (glucose, dextrose), vitamin (alvesin 40, aminoplasmal 5%, amigold 8,5%, lipofundin, nutrisol 5%, vitaplex, clinoleic…), chất béo, chất đạm.
- Nhóm 2: Dịch truyền cung cấp nước và các chất điện giải cho cơ thể. Nhóm dịch truyền 2 được sử dụng cho bệnh nhân bị mất nước do tiêu chảy, ngộ độc, sốt, ói, mửa… Các dịch truyền thường dùng gồm dung dịch NaCl 0,9%, lactate ringer, bicarbonate natri 1,4%, đường glucose…
- Nhóm 3: Dịch truyền đặc biệt gồm huyết tương tươi, dung dịch dextran, dung dịch chứa albumin, haes-steril, gelofusine, dung dịch cao phân tử… Nhóm dịch thứ 3 chủ yếu dùng trong trường hợp bệnh nhân cần bổ sung albumin, bị thiếu máu hoặc dịch tuần hoàn trong cơ thể.
- Nhóm 4: Dung dịch trung hòa kiềm toan. Nhóm dung dịch 4 sử dụng với đối tượng bị thừa toan hoặc thừa kiềm. Dung dịch thường dùng là natri bicarbonat.
Đối tượng cần truyền nước
Truyền nước cung cấp muối, điện giải và dinh dưỡng cho cơ thể. Để biết được bầu khi mang thai có được truyền nước không chúng ta hãy cùng nghiên cứu kỹ các đối tượng được chỉ định truyền nhé.
- Trường hợp bị mất nước do tiêu chảy, sốt cao, sau phẫu thuật hoặc mất máu.
- Đối tượng bị thiếu hụt muối hoặc đường gây ra mệt mỏi, tụt huyết áp.
- Đối tượng bị ngộ độc.
- Bệnh nhân cần đưa thuốc vào máu.
- Đối tượng bị mất khả năng ăn uống.
Xem thêm : Dừng tra cứu BHXH, BHYT bằng tin nhắn thông qua đầu số 8079
Trong quá trình truyền dịch phải có nhân viên y tế theo dõi sát sao. Đồng thời, nếu bạn thuộc nhóm các đối tượng bị bệnh nặng như phù phổi, suy tim, tăng huyết áp thì tuyệt đối không được truyền dịch.
Bầu có được truyền nước không?
Đa số những người bị mất nước, mất máu, suy dinh dưỡng, ngộ độc, bị bệnh hoặc phẫu thuật sẽ được chỉ định truyền dịch. Trong thời kỳ thai nghén, bà bầu thường dễ bị mất sức, mệt mỏi, vậy đối với bầu có được truyền nước không?
Câu trả lời là hoàn toàn có thể vì truyền nước không gây ảnh hưởng gì tới sức khỏe của thai nhi. Theo bác sĩ, trường hợp mẹ bầu bị ốm nghén nặng có thể truyền nước và đạm để tăng thể lực cho cơ thể và chống mất nước. Nhưng nếu tình trạng ốm nghén chỉ ở mức độ nhẹ hoặc vừa thì chỉ cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống, nghỉ ngơi mà không cần truyền nước. Trường hợp mẹ bầu bị sốt, cảm lạnh, tiểu đường thai kỳ, cao huyết áp thì không được truyền nước.
Những lưu ý cần nhớ khi truyền nước cho bà bầu
Việc truyền nước có thể gây ra một số phản ứng tự vệ từ cơ thể. Trường hợp nhẹ thường gặp là phản ứng tại vị trí truyền như sưng, phù, đau do chệch ven. Một số tác dụng phụ không mong muốn như dị ứng, rối loạn điện giải, phù toàn thân, suy tim, sốt cao, sốt rét, khó thở, đổ mồ hôi, bồn chồn, tím tái cần được báo cho nhân viên y tế để xử lý kịp thời.
Tóm lại, bầu có thể truyền nước được nhưng cần có sự theo dõi sát sao từ bác sĩ để tránh những rủi ro xấu xảy ra. Sau đây là những lưu ý quan trọng về truyền nước bạn cần ghi nhớ:
- Thực hiện truyền dịch đúng kỹ thuật, phải truyền chậm, nhỏ giọt để ổn định lượng dịch vào cơ thể vừa phải, tránh tình trạng bị sốc.
- Không được phép lạm dụng việc truyền nước hoặc tự ý truyền tại nhà. Bạn hãy nhớ kỹ không phải trường hợp nào cũng cần truyền nước.
- Những người bệnh có tiền sử bị suy thận cấp, mãn tính, suy tim, viêm gan nặng, suy gan, tăng kali huyết, urê huyết, toan huyết… cần thận trọng và tuân theo chỉ định của bác sĩ khi truyền.
- Đảm bảo dụng cụ tiêm truyền sạch sẽ, sát trùng, khử khuẩn, dây truyền thẳng không bị xoắn hoặc gấp khúc. Đồng thời, sử dụng các loại dịch truyền có nguồn gốc, còn hạn sử dụng. Nếu xuất hiện tình trạng vón cục hoặc biến đổi màu thì tuyệt đối không được dùng.
- Bảo quản dịch truyền cẩn thận để đảm bảo chất lượng.
- Không được phép tự ý pha chế dịch truyền với các loại thuốc hoặc dịch truyền khác.
Một số loại dịch truyền thường sử dụng
Xem thêm : 6 thứ tuyệt đối kiêng ăn khi bị rết cắn kẻo “hối hận không kịp”
Sau khi đã giải đáp được thắc mắc bầu có được truyền nước không, bạn có thể tham khảo thêm một số loại dịch truyền phổ biến dưới đây:
- Dung dịch glucose được phân chia theo từng liệu lượng khác nhau gồm 5%, 10%, 20% và 30%. Dịch truyền glucose có tác dụng nạp năng lượng cho cơ thể, dùng cho các trường hợp bị hạ đường huyết hoặc bắt buộc phải nạp dinh dưỡng vào cơ thể thông qua tĩnh mạch.
- Dịch đạm có chứa nước và axit amin, được sử dụng cho bệnh nhân bị kiệt sức và ăn uống kém, nồng độ protein thấp, sau phẫu thuật, mất máu… Dịch truyền đạm bao gồm nhiều loại như: Alvesin, Anparen, Biseko, hay Aminoplasmal…
- Nước muối biển NaCl 0,9% chủ yếu dùng cho bệnh nhân bị mất nước, tiêu chảy, ngộ độc…
- Dung dịch Lactate Ringer gồm nước và một số ion như Na+, K+, Ca2+, Cl-… Thông thường, Lactate Ringer được dùng trong trường hợp cần bù nước và điện giải. Tuy nhiên với những người bị mất nước do nôn mửa nhiều thì không nên dùng Lactate Ringer.
- Dịch truyền chứa chất đạm, béo, vitamin như dòng Alvesin 40, Aminoplasmal 5%, Nutrisol 5%, Lipofundin, Vitaplex… Nhóm dịch truyền này được dùng cho những bệnh nhân yếu, suy dinh dưỡng.
- Dịch truyền Lipid cung cấp lượng axit béo vào cơ thể, chủ yếu sử dụng cho bệnh nhân thiếu chất, suy dinh dưỡng hoặc hồi phục sau phẫu thuật.
- Dịch truyền chứa kali sử dụng để cân bằng kiềm toan trong cơ thể.
Hy vọng bài viết trên đã giúp chị em giải đáp được thắc mắc bầu có được truyền nước không. Tóm lại, việc truyền dịch đem lại khá nhiều lợi ích cho cơ thể nhưng cần phải được chỉ định thực hiện đúng thời điểm, đúng kỹ thuật. Đặc biệt, trong quá trình thai kỳ, chị em cần tham khảo, thăm khám bác sĩ thật kỹ nếu có ý định truyền nước.
Xem thêm: Giải đáp: Tại sao không có dấu hiệu nhưng vẫn có thai?
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp