Tìm hiểu hệ số lương Cao đẳng mới nhất

Mức lương và hệ số lương luôn là vấn đề nóng được mọi người quan tâm. Vậy hiện mức lương của giáo viên bậc Cao đẳng có sự thay đổi nào? Trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu hệ số lương Cao đẳng mới nhất, hãy cùng theo dõi nhé!

Hệ số lương Cao đẳng là gì?

Hệ số lương có ảnh hưởng rất nhiều đến lương các cán bộ viên chức nhà nước. Dựa theo điều kiện kinh tế và sự phát triển của đất nước hệ số lương sẽ được quy định và điều chỉnh theo từng thời kỳ nhất định. Hệ số lương cũng chính là chỉ số thể hiện sự chênh lệch mức tiền lương giữa các cấp bậc công việc khác nhau dựa theo yếu tố trình độ, bằng cấp.

Vậy hệ số lương Cao đẳng là gì? Hệ số lương Cao đẳng là thước đo dùng xác định mức lương cơ bản, phụ cấp cùng các chế độ khác của công nhân viên chức bậc Cao đẳng.

hệ số lương cao đẳng là gì

Hệ số lương Cao đẳng là gì?

Cách tính lương theo hệ số lương Cao đẳng như thế nào?

Trong nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức. Hệ số lương Cao đẳng viên chức A0 được quy định như sau:

  • Hệ số lương Cao đẳng bậc 1: 2,10
  • Hệ số lương Cao đẳng bậc 2: 2,41
  • Hệ số lương Cao đẳng bậc 3: 2,72
  • Hệ số lương Cao đẳng bậc 4: 3,03
  • Hệ số lương Cao đẳng bậc 5: 3,34
  • Hệ số lương Cao đẳng bậc 6: 3,65
  • Hệ số lương Cao đẳng bậc 7: 3,96
  • Hệ số lương Cao đẳng bậc 8: 4,27
  • Hệ số lương Cao đẳng bậc 9: 4,58
  • Hệ số lương Cao đẳng bậc 10: 4,89

Lương Cao đẳng được tính dựa trên hệ số và mức lương cơ sở cụ thể cách tính như sau:

  • Lương được hưởng = Mức lương cơ sở x Hệ số lương hiện hưởng Lương cũng áp dụng theo công thức tính trên.

Lưu ý: Mức lương cơ sở đến 30/6/2023 là 1.450.000đ, từ ngày 01/7/2023 là 1.800.000đ.

Bảng lương hệ Cao đẳng được tính theo hệ số:

Bậc lương

Hệ số lương

Mức lương (Tính đến 30/06/2023)

Mức lương (Tính từ 01/07/2023)

1 2,10 3.129.000 3.780.000 2 2,41 3.590.900 4.338.000 3 2,72 4.052.800 4.896.000 4 3,03 4.514.700 5.454.000 5 3,34 4.976.600 6.012.000 6 3,65 5.438.500 6.570.000 7 3,96 5.900.400 7.128.000 8 4,27 6.362.300 7.686.000 9 4,58 6.824.200 8.244.000 10 4,89 7.286.100 8.800.000

Hệ số lương cho giáo viên, giảng viên Cao đẳng

Theo Thông tư 35/2020/TT – BGDĐT, các giáo viên, giảng viên bậc Cao đẳng được phân loại như sau:

“Điều 2. Mã số và phân hạng chức danh nghề nghiệp Chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các trường Cao đẳng Sư phạm bao gồm:

  1. Giảng viên Cao đẳng Sư phạm cao cấp (hạng I) – Mã số: V.07.08.20
  2. Giảng viên Cao đẳng Sư phạm chính (hạng II) – Mã số: V.07.08.21
  3. Giảng viên Cao đẳng Sư phạm (hạng III) – Mã số: V.07.08.22″

Tại mỗi hạng sẽ có hệ số lương Cao đẳng khác nhau. Căn cứ Điều 9, Thông tư 35/2020/TT – BGDĐT, sẽ có cách xét bậc lương Cao đẳng như sau:

Chức danh

Hệ số lương áp dụng

Hệ số lương

Giảng viên Cao đẳng Sư phạm cao cấp (hạng I)

Loại A3, nhóm 1 (A3.1)

6,20 – 8,00

Giảng viên Cao đẳng Sư phạm chính (hạng II)

Loại A2, nhóm 1 (A2.1)

4,40 – 6,78

Giảng viên Cao đẳng Sư phạm (hạng III)

Loại A1

2,34 – 4,98

Dựa theo cách xếp lương trên, và mức lương cơ sở hiện nay là 1.800.000 đồng theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP, sau đây ban tư vấn Trường Cao đẳng Quốc tế Sài Gòn xin tổng hợp bảng hệ số lương Cao đẳng cho từng hạng giảng viên.

Mức lương giáo viên, giảng viên Cao đẳng hạng I

Bậc

Hệ số lương Cao đẳng

Mức lương

Bậc 1

6.20

11.160.000

Bậc 2

6.56

11.808.000

Bậc 3

6.92

12.456.000

Bậc 4

7.28

13.104.000

Bậc 5

7.64

13.752.000

Bậc 6

8.00

14.400.000

Mức lương giáo viên, giảng viên Cao đẳng hạng II

Bậc

Hệ số lương Cao đẳng

Mức lương

Bậc 1

4.40

7.920.000

Bậc 2

4.47

8.532.000

Bậc 3

5.08

9.144.000

Bậc 4

5.42

9.756.000

Bậc 5

5.76

10.368.000

Bậc 6

6.10

10.980.000

Bậc 7

6.44

11.592.000

Bậc 8

6.78

12.204.000

Mức lương giáo viên, giảng viên Cao đẳng hạng III

Bậc

Hệ số lương Cao đẳng

Mức lương

Bậc 1

2.34

4.212.000

Bậc 2

2.67

4.806.000

Bậc 3

3.00

5.400.000

Bậc 4

3.33

5.994.000

Bậc 5

3.66

6.588.000

Bậc 6

3.99

7.182.000

Bậc 7

4.32

7.776.000

Bậc 8

4.65

8.370.000

Bậc 9

4.98

8.964.000

Lưu ý: Ba bảng lương bên trên đều chưa tính các khoản cộng thêm như phụ cấp đặc biệt, phụ cấp thâm niên và trừ tiền đóng bảo hiểm xã hội.

>>Xem thêm: Học Không Giỏi Nên Học Ngành Gì Lương Cao, Ổn Định

Thời gian nâng bậc lương Cao đẳng là bao lâu?

hệ số lương cao đẳng

Thời gian nâng bậc lương Cao đẳng là bao lâu?

>>Xem thêm: Học Cao Đẳng Hay Đại Học, Cái Nào Lợi Hơn

Căn cứ theo Điều 5 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 51/QĐ-LĐTBXH năm 2014 quy định về điều kiện, tiêu chuẩn xét nâng bậc lương thường xuyên đối với công chức, viên chức thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, quy định về thời gian nâng bậc lương như sau:

Công chức, viên chức và người lao động chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch công chức (sau đây gọi là ngạch), trong chức danh nghề nghiệp viên chức (sau đây gọi là chức danh) thì được xét nâng 1 bậc lương thường xuyên khi có đủ điều kiện và tiêu chuẩn sau đây:

Điều kiện về thời gian giữ bậc trong ngạch, trong chức danh

– Đối với công chức, viên chức và người lao động giữ ngạch, chức danh loại A3, A2, A1, A0: sau 3 năm tức đủ 36 tháng giữ bậc lương trong ngạch hay trong chức danh được xét nâng 1 bậc lương.

– Đối với công chức, viên chức và người lao động giữ ngạch, chức danh loại B, C và nhân viên thừa hành, phục vụ thì sau 2 năm tức đủ 24 tháng giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng 1 bậc lương.

Tiêu chuẩn xét nâng bậc lương thường xuyên

Công chức, viên chức, người lao động có đủ điều kiện thời gian giữ bậc quy định tại Khoản 1 Điều này và qua đánh giá, đạt đủ 2 tiêu chuẩn sau đây trong suốt thời gian giữ bậc lương thì được nâng 1 bậc lương thường xuyên:

– Đối với công chức:

  • Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực trở lên;
  • Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức.

– Đối với viên chức và người lao động:

  • Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên;
  • Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức.

Như vậy với viên chức, người lao động tương đương bậc lương Cao đẳng thì sau 3 năm giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng 1 bậc lương.

Ngoài thời gian nâng bậc lương thường xuyên như trên, người lao động trình độ Cao đẳng có thể xét nâng lương trước thời hạn. Chế độ nâng bậc lương trước thời hạn sẽ do việc lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 08/2013/TT-BNV ngày 31/7/2013 của Bộ Nội vụ (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 03/2021/TT-BNV ngày 29/6/2021 của Bộ Nội vụ).

Trên đây là những thông tin về hệ sống lương Cao đẳng mà chúng tôi tổng hợp. Mong rằng bài viết hữu ích giúp các bạn hiểu rõ hơn về hệ số lương Cao đẳng hiện nay. Nếu nhu có thắc mắc hay ý kiến đóng góp, các bạn có thể để lại bình luận để chúng tôi có thể giúp các bạn giải đáp nhé!