Tự tình: Tác giả, thể thơ, nhan đề, bố cục, nội dung, nghệ thuật, dàn ý
Tác phẩm Tự tình, soạn bài Ngữ văn 10
I. Tác giả:
– Hồ Xuân Hương được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm”.- Về xuất thân lai lịch của Hồ Xuân Hương đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, theo những tài liệu lưu truyền thì bà sinh năm 1772, quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.- Bà được UNESCO công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới.- Hồ Xuân Hương có khoảng trên 50 bài. Các sáng tác của bà chủ yếu là chữ Nôm với những phá cách trong việc sử dụng từ ngữ.- Thơ của Hồ Xuân Hương là tiếng nói tố cáo và lên án mạnh mẽ xã hội phong kiến, thể hiện nỗi xót thương, đồng cảm với thân phận người phụ nữ và đề cao những ước mơ, khát vọng hạnh phúc của họ.
Bạn đang xem: Tự tình: Tác giả, thể thơ, nhan đề, bố cục, nội dung, nghệ thuật, dàn ý
II. Tác phẩm Tự tình:
Xem thêm : Review top 12 kem dưỡng trắng da Nhật Bản tốt nhất 2024
1. Xuất xứ bài thơ Tự tình:Bài thơ “Tự tình” (bài 2) nằm trong chùm ba bài thơ Nôm “Tự tình” của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.2. Nội dung bài thơ Tự tình:Bài thơ “Tự tình” thể hiện nỗi cô đơn, lẻ loi và khát vọng hạnh phúc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.3. Thể thơ bài thơ Tự tình:Bài thơ “Tự tình” được làm theo thể thơ thất ngôn bát cú.4. Phương thức biểu đạt bài thơ Tự tình:Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là biểu cảm.5. Ý nghĩa nhan đề bài thơ Tự tình:“Tự tình”: tự bày tỏ, thể hiện tình cảm, cảm xúc của bản thân. Như vậy, nhan đề đã gợi mở nội dung cảm xúc của bài thơ: là nỗi niềm tâm sự về kiếp người và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.6. Bố cục bài thơ Tự tình:– Bài thơ “Tự tình” có bố cục 2 phần:+ Bốn câu đầu: tình cảnh cô đơn, trơ trọi của nhân vật trữ tình.+ Bốn câu cuối: khát khao hạnh phúc và nỗi tuyệt vọng của nhân vật trữ tình.7. Giá trị nội dung bài thơ Tự tình:Bài thơ “Tự tình” là lời giãi bày tâm sự của nữ sĩ Hồ Xuân Hương về thân phận buồn tủi của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Họ khát khao có được hạnh phúc nhưng vẫn rơi vào bi kịch.8. Giá trị nghệ thuật bài thơ Tự tình:– Cách gieo vần chân “non” – “tròn”- “hòn” – “con”.- Đảo ngữ “trơ cái hồng nhan”, “Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám”, “Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn” .- Phép đối.
Tìm hiểu bài thơ Tự tình, Ngữ văn lớp 10
III. Dàn ý bài thơ Tự tình:
1. Tình cảnh cô đơn của nhân vật trữ tình:– “Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn”: từ láy “văng vẳng” gợi ra liên tưởng âm thanh từ xa vọng lại. Câu thơ mở ra không gian, thời gian để nhân vật trữ tình bộc lộ cảm xúc.- “Trơ cái hồng nhan với nước non”: từ “trơ” cho thấy sự lẻ loi, một mình của người phụ nữ”.- “Chén rượu hương đưa say lại tỉnh”: chủ thể trữ tình mượn rượu giải sầu cho thấy sự bế tắc, không thể hóa giải.- “Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”: hình ảnh ẩn dụ cho sự dang dở, không trọn vẹn trong tình yêu.=> Hoàn cảnh cô độc và tâm trạng buồn tủi, xót xa2. Khát khao hạnh phúc và nỗi tuyệt vọng của nhân vật trữ tình:– “Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,/ Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.”: Phép đối kết hợp với đồng từ mạnh “xiên”, “đâm toạc” cho thấy khát vọng vươn lên, không chịu đầu hàng số phận để tìm một cuộc sống hạnh phúc hơn.- “Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại”: Mùa xuân đi rồi trở lại theo quy luật bất biến của thời gian còn tuổi xuân của con người thì một đi không trở lại cho nên nhân vật rơi vào bế tắc.- “Mảnh tình san sẻ tí con con”: tình cảm vốn đã ít ỏi còn phải chia sẻ với người khác.=> Thể hiện số phận éo le, ngang trái của người phụ nữ phải chịu cảnh làm vợ lẽ trong xã hội phong kiến. Dù đã cố gắng thoát khỏi ràng buộc nhưng vẫn rơi vào bi kịch.
-HẾT-
https://thuthuat.taimienphi.vn/tu-tinh-tac-gia-the-tho-nhan-de-bo-cuc-noi-dung-nghe-thuat-dan-y-71712n.aspx Chắc hẳn nội dung ở trên là gợi ý quan trọng giúp các em có thể đọc hiểu tác phẩm Tự tình. Taimienphi.vn mời em xem thêm bài văn mẫu lớp 10 khác:- Soạn bài Tự tình, Ngữ văn lớp 10 – Cánh Diều– Em hãy viết báo cáo kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thức thơ Đường luật qua một số bài thơ trung đại đã học
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp