Ban chấp hành công đoàn cơ sở? Nhiệm vụ từng thành viên?

Tổ chức công đoàn Việt nam là tô chức chính trị xã hội là mối quan hệ giữa công đoàn với các tổ chức đó. Trong đó có sự đóng góp của các công đoàn cơ sở, hiện nay thì các công đoàn cơ sở cũng hoạt động rất mạnh, trong đó ban chấp hành công đoàn cơ sở cũng đóng vai trò thúc đẩy hoạt động của công đoàn cơ sở rất lớn. Vậy để hiểu thêm về ban chấp hành công đoàn cơ sở? Nhiệm vụ từng thành viên? Hãy theo dói ngay dưới đây nhé.

Ban chấp hành công đoàn cơ sở? Nhiệm vụ từng thành viên?

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

1. Ban chấp hành công đoàn cơ sở?

Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Điều lệ Công đoàn Việt Nam, số lượng Ủy viên Ban chấp hành Công đoàn cơ sở do Đại hội Công đoàn cấp cơ sở quyết định. Theo quy định này thì số lượng Ban chấp hành công đoàn cơ sở sẽ từ 03 đến 15 ủy viên. Đối với nơi có từ 3.000 đoàn viên trở lên thì tối đa là 19 ủy viên.

Như vậy nếu xét theo từng trường hợp, tổ chức công đoàn thực hiện thí điểm tăng số lượng ban chấp hành công đoàn cơ sở thì số lượng ban chấp hành công đoàn cơ sở được giữ nguyên đến hết nhiệm kỳ. Theo đó, doanh nghiệp được tăng số lượng Ban chấp hành công đoàn cơ sở nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Trường hợp đầu tiên đó là đối với công đoàn cơ sở có doanh nghiệp có từ 10.000 đoàn viên trở lên, hay đối với công đoàn có các chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở sản xuất kinh doanh, hoạt động trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố thì được tăng thêm số lượng Ban chấp hành công đoàn cơ sở.

Trường hợp thứ hai là đối với công đoàn cơ sở có nhu cầu thực sự cần thiết phải tăng thêm số lượng ban chấp hành cao hơn quy định hiện hành của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn để nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện nhiệm vụ của CĐCS.

Bên cạnh đó thì việc tăng số lượng Ban chấp hành công đoàn cơ sở cũng phải tuân theo quy định của pháp luật, tránh trường hợp vượt quá số lượng cần thiết. Theo đó, đối với Công đoàn cơ sở hoạt động trong địa bàn 01 tỉnh, thành phố thì:

+ Số lượng Ban chấp hành công đoàn cơ sở không qua 21 ủy viên nếu là Công đoàn cơ sở doanh nghiệp có từ 10.000 đoàn viên đến dưới 30.000 đoàn viên

+ Đối với Công đoàn cơ sở doanh nghiệp có từ 30.000 đoàn viên đến dưới 50.000 đoàn viên thì Ban chấp hành công đoàn cơ sở không quá 23 ủy viên

+ Nếu là Công đoàn cơ sở doanh nghiệp có từ 50.000 đoàn viên trở lên, thì Ban chấp hành Công đoàn cơ sở không quá 25 ủy viên.

Như vậy có thể thấy tùy vào trường hợp công đoàn mà có số lượng đoàn viên khác nhau có thể ít hoặc nhiều nhưng cơ bản vẫn phải tuân thủ đúng những điều lệ được đặt ra với khối công đoàn cơ sở.

2. Nhiệm vụ từng thành viên?

Ban thường vụ quyết định thành lập tiểu ban nhân sự đại hội gồm:

+ Chủ tịch (trưởng tiểu ban).

+ Các phó chủ tịch (phó tiểu ban).

+ Trưởng ban tổ chức (ủy viên thường trực).

+ Chủ nhiệm ủy ban kiểm tra.

+ Một số ủy viên ban thường vụ (nếu cần).

Tiểu ban nhân sự có nhiệm vụ giúp ban thường vụ xây dựng phương hướng cấu tạo ban chấp hành khóa mới; quy trình và kế hoạch giới thiệu nhân sự; triển khai thực hiện quy trình và kế hoạch giới thiệu nhân sự, lập danh sách nhân sự; dự kiến tham gia ban chấp hành khóa mới; làm việc với cấp ủy, chính quyền, cơ quan chuyên môn; đoàn thể liên quan trong công tác chuẩn bị nhân sự.

Ban Tổ chức (hoặc cán bộ làm công tác tổ chức) giúp tiểu ban nhân sự; thực hiện các công việc của tiểu ban.

2. Xây dựng phương hướng cấu tạo ban chấp hành khóa mới, quy trình và kế hoạch giới thiệu nhân sự.

– Ban thường vụ chỉ đạo nghiên cứu; xây dựng phương hướng cấu tạo ban chấp hành; quy trình và kế hoạch giới thiệu nhân sự.

– Hội nghị ban chấp hành thông qua phương hướng cấu tạo ban chấp hành khóa mới; quy trình và kế hoạch giới thiệu nhân sự. Giao cho ban thường vụ tổ chức, chỉ đạo thực hiện.

Như vậy, theo quy định hiện hành thì Các chức danh trong Ban chấp hành Công Đoàn cơ sở bao gồm là: chủ tịch BCH, Phó chủ tịch BCH, Uỷ viên BCH, Đoàn viên.

Ngoài ra thì phía ban Chấp hành công đoàn cơ sở luôn tích cực vận động, tổ chức thực hiện tốt chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết của công đoàn cấp trên đi vào cuộc sống tại cơ sở; điều hành hoạt động, giải quyết tốt các vấn đề, khi có chủ trương của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ.

Đặc biệt, luôn quan tâm gần gũi, kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, người lao động; tích cực tham gia cùng với người sử dụng lao động tìm giải pháp, để khắc phục khó khăn, ổn định sản xuất kinh doanh, đảm bảo việc làm, thu nhập, nâng cao đời sống cho đoàn viên, người lao động”.

Để phong trào thi đua trong các tổ chức công đoàn được lan tỏa rộng khắp, thu hút đông đảo đoàn viên, người lao động hưởng ứng tham gia, trong thời gian tới, các cấp công đoàn Thành phố cần phải thực hiện các kế hoạch như tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của đoàn viên, người lao động về mục đích, ý nghĩa phong trào thi đua “Đoàn viên, người lao động thi đua làm theo lời Bác” hay tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, tư tưởng về thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh và quan trọng là cần gắn thực hiện các phong trào thi đua yêu nước với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Qua đó, nâng cao chất lượng các phong trào thi đua, cuộc vận động trong đoàn viên, người lao động.

3. Vai trò của Công đoàn cơ sở trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị tại đơn vị: