Lý thuyết Aminoaxit

I. ĐỊNH NGHĨA

– Aminoaxit là những hợp chất hữu cơ tạp chức trong phân tử có chứa đồng thời 2 nhóm chức: nhóm amino (NH2) và nhóm cacboxyl (COOH). – Công thức tổng quát của aminoaxit: R(NH2)x(COOH)y hoặc CnH2n+2-2k-x-y(NH2)x(COOH)y. Quan trọng nhất là các α – aminoaxit (các aminoaxit có các nhóm COOH và NH2 cùng gắn vào 1 nguyên tử C – C số 2). Hầu hết các aminoaxit thiên nhiên đều là các α – aminoaxit.

NH2-CH2-COOH Axit aminoaxetic (glixin hay glicocol) CH3-CH(NH2)-COOH Axit aminopropionic (alanin) HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH Axit α-aminoglutaric (axit glutamic) (CH3)2CHCH(NH2)COOH Axit α-aminoisovaleric (valin) NH2(CH2)4CH(NH2)COOH Axit α,ε-điaminocaproic (Lysin) HO-C6H4-CH2-CH(NH2)-COOH Axit α-amino-β(p-hidroxiphenyl)propanoic Tyrosin

II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ

– Chất rắn, dạng tinh thể, không màu, vị hơi ngọt. – Nhiệt độ nóng chảy cao, dễ tan trong nước vì amino axit tồn tại ở dạng ion lưỡng cực:

III. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC

1. Sự phân li trong dung dịch

H2N-CH2-COOH ↔ H3N+-CH­2-COO- (ion lưỡng cực)

2. Aminoaxit có tính lưỡng tính

a. Tính axit

Tác dụng với bazơ mạnh tạo ra muối và nước:

NH2-CH2-COOH + KOH → NH2-CH2-COOK + H2O

Chú ý sử dụng phương pháp tăng giảm khối lượng khi giải bài tập.

b. Tính bazơ

Tác dụng với axit mạnh tạo muối.

NH2-CH2-COOH + HCl → ClNH3 – CH2 – COOH

Chú ý sử dụng phương pháp tăng giảm khối lượng và định luật bảo toàn khối lượng khi giải bài tập.

3. Phản ứng trùng ngưng của aminoaxit

nNH2-CH2-COOH → (- NH-CH2-CO-)n + nH2O (H+) – Phản ứng trùng ngưng của 6-aminohexanoic (axit ε-aminocaproic) hoặc axit 7-aminoheptanoic (axit ω-aminoenantoic) với xác tác tạo thành polime thuộc loại poliamit. – Từ n aminoaxit khác nhau có thể tạo thành n! polipeptit chứa n gốc aminoaxit khác nhau; nn polipeptit chứa n gốc aminoaxit.

4. Phản ứng với HNO2

HOOC-R-NH2 + HNO2 → HOOC-R-OH + N2 + H2O

5. Phản ứng este hoá

NH2-CH2-COOH + ROH → NH2-CH2-COOR + H2O (khí HCl) Chú ý – Aminoaxit có làm đổi màu quỳ tím hay không tùy thuộc vào quan hệ giữa số nhóm COOH và số nhóm NH2 có trong phân tử aminoaxit:

+ Nếu phân tử aminoaxit có số nhóm COOH = số nhóm NH2 → aminoaxit không làm đổi màu quỳ tím. + Nếu phân tử aminoaxit có số nhóm COOH > số nhóm NH2 → aminoaxit làm đổi màu quỳ tím thành đỏ. + Nếu phân tử aminoaxit có số nhóm COOH < số nhóm NH­2 → aminoaxit làm đổi màu quỳ tím thành xanh.

– Các phản ứng do muối của aminoaxit tác dụng với dung dịch axit hoặc dung dịch kiềm.

NH2-CH2-COOK + 2HCl → NH3Cl-CH2-COOH + KCl NH­3Cl-CH2-COOH + 2KOH → NH2-CH2-COOK + KCl + H2O

IV. ĐIỀU CHẾ

Thủy phân protit (-NH-CH2-CO-)n + nH2O → nNH2-CH2-COOH Bài viết liên quan:

  • Lý thuyết về Amin
  • Lý thuyết Saccarozo – Tinh bột – Xenlulozo