Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản từ năm 1868 mang tính chất gì?

Câu hỏi:

Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản từ năm 1868 mang tính chất gì?

A. Cuộc cách mạng tư sản không triệt để.

B. Cuộc cách công nghiệp.

C. Cuộc cách mạng tư sản.

D. Cuộc cách mạng dân chủ.

Đáp án đúng A.

Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản từ năm 1868 mang tính chất là cuộc cách mạng tư sản không triệt để vì nó chưa xóa bỏ triệt để những rào cản phong kiến (quyền lực tối cao thuộc về Thiên hoàng, chế độ sở hữu phong kiến vẫn được duy trì) để mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

Giải thích lý do chọn đáp án A:

Tháng 1-1868, sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh Trị (May-gi) đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ (Hay còn gọi là cuộc Duy tân Minh Trị) nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu. Cải cách được thực hiện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự và giáo dục.

Từ cuộc Duy tân Minh Trị, Nước Nhật thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây, đưa đất nước Nhật Bản giàu mạnh, phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.

Cuộc Duy tân Minh Trị có ảnh hướng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á trong đó có Việt Nam (ví dụ: thành công của công cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản là một trong những nhân tố góp phần hình thành con đường cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX).

Mặc duy được xem là cuộc cách mạng tư sản nhưng đây là cuộc cách mạng tư sản không triệt để bởi đối chiếu với khái niệm cách mạng tư sản:

Cách mạng tư sản do giai cấp tư sản lãnh đạo, quần chúng nhân dân là động lực chính, nhằm đánh đổ chế độ phong kiến đã lỗi thời, giành dân chủ. Sau khi cách mạng thành công, giai cấp tư sản lập chế độ cộng hoà, nắm quyền thống trị thay cho giai cấp phong kiến. Cách mạng đã mở đường cho chủ nghĩa tư bản giành độc lập và phát triển. Trong cách mạng dân chủ tư sản đông đảo quần chúng nhân dân (công nhân, nông dân) đưa ra những yêu sách về kinh tế, chính trị của mình, gây ảnh hưởng đến phát triển của cách mạng tư sản; một số yêu sách vượt khỏi giới hạn mà giai cấp tư sản đặt ra cho mình.

Có thể thấy rằng cuộc Duy tân Minh trị chưa thủ tiêu triệt để thế lực phong kiến quân phiệt (ưu thế về kinh tế – chính trị của tầng lớp quý tộc vẫn được duy trì) và chưa đáp ứng được quyền lợi cho quần chúng nhân dân.

Mọi người cùng hỏi: