1. Bản chất của nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN)
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa (XHCN).
Nhà nước CHXHCN Việt Nam nằm trong tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Đó là kiểu nhà nước có bản chất hoàn toàn khác với kiểu nhà nước bóc lột và là kiểu nhà nước cao nhất trong lịch sử, là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân và vì nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.”(Điều 2, Hiến pháp 1992).
Bạn đang xem: Bản chất, đặc trưng và chức năng của Nhà nước CHXHCNVN
Nhà nước bảo đảm cho nhân dân thực sự tham gia vào quản lý nhà nước và quản lý xã hội, đảm bảo quyền ứng cử cũng như quyền bầu cử của nhân dân, thực sự có quyền lựa chọn những người đại biểu xứng đáng của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước.
2. Những đặc trưng cơ bản của Nhà nước CHXHCNVN
– Nhà nước CHXHCNVN là Nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt nam.
Xem thêm : Tình thế cấp thiết là gì? Ví dụ minh họa về tình thế cấp thiết
+ Hiến pháp và các đạo luật đều ghi nhận Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết và tương trợ giữa các dân tộc, nghiêm cấm các hành vi chia rẽ dân tộc.
+ Tất cả các dân tộc đều có quyền dùng tiếng nói, chữ viết , những phong tục tập quán, truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình. Có quyền tham gia các hoạt động xã hội, chính trị , kinh tế, ….
– Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước ra đời, tồn tại và phát triển trên cơ sở liên minh xã hội rộng lớn, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
– Nhà nước Cộng hoà XHCNVN là Nhà nước thực hiện đường lối đối ngoại, hoà bình, hợp tác và hữu nghị.
3. Chức năng của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
3.1. Chức năng đối nội
Xem thêm : Tài xế lưu ý: Lỗi không mang và không có bằng lái bị xử phạt khác nhau
– Chức năng tổ chức và quản lý kinh tế, văn hóa, xã hội, nhằm thực hiện mục đích dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
– Chức năng giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, trấn áp sự phản kháng của giai cấp thống trị bị lật đổ và những âm mưu phản cách mạng khác.
– Chức năng bảo vệ trật tự pháp luật, bảo vệ các quyền và lợi ích cơ bản của công nhân và các tổ chức.
3.2. Chức năng đối ngoại
– Chức năng bảo vệ tổ quốc, giữ vững ổn định và xây dựng đất nước
– Chức năng mở rộng và tăng cường tình hữu nghị và hợp tác với các quốc gia theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp