Tài chính là thuật ngữ thuộc phạm trù kinh tế, phản ánh quan hệ phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị được phát sinh trong quá trình hình thành, tạo lập và phân phối các quỹ tiền tệ nhằm đạt mục tiêu của các chủ thể ở mỗi điều kiện nhất định. Hai nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự ra đời của tài chính đó là do sản xuất hàng hoá và tiền tệ, và sự xuất hiện của Nhà nước.
I. Tài chính là gì?
Ngoài việc thuộc phạm trù kinh tế, tài chính còn là phạm trù lịch sử ra đời và phát triển gắn với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá.
Bạn đang xem: Tài chính là gì? Bản chất và chức năng của tài chính
Tài chính – tiếng Anh là Finance – phản ánh tổng hợp những mối quan hệ kinh tế sinh ra trong quá trình phân phối các nguồn tài chính. Hiểu theo nghĩa hẹp thì tài chính phản ánh hoạt động thu chi tiền tệ của chính phủ một quốc gia. Xét theo tổng quát thì tài chính phản ánh các khoản vay và cho vay, ảnh hưởng đến mức cung tiền trên thị trường.
Khái niệm tài chính tương đối mơ hồ khó hình dung
Tài chính là công cụ phân phối sản phẩm quốc dân và là công cụ quản lý điều tiết nền kinh tế ở tầm vĩ mô. Tài chính có 3 chức năng chính đó là huy động, phân phối và giám sát. Hệ thống tài chính gồm tài chính công, tài chính doanh nghiệp, thị trường tài chính và tài chính quốc tế.
Theo kinh tế học hiện đại, tài chính biểu thị vốn dưới dạng tiền tệ, ở dạng các khoản tiền có thể vay mượn hoặc đóng góp vốn thông qua thị trường tài chính.
II. Lịch sử ra đời của tài chính
Một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự ra đời của tài chính gồm:
1. Do sản xuất hàng hoá và tiền tệ
Khi xã hội có sự phân công về lao động, có sự chiếm hữu khác nhau về sản phẩm lao động và tư liệu sản xuất thì nền sản xuất hàng hoá ra đời, dẫn đến sự xuất hiện của tiền tệ là công cụ để thanh toán. Các tổ chức kinh tế, cá nhân và các tổ chức xã hội tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ hướng đến mục tích tiêu dùng và đầu tư phát triển cho kinh tế & xã hội. Sự xuất hiện của nền sản xuất hàng hoá – tiền tệ thúc đẩy sự ra đời của các nguồn tài chính, đó là của cải xã hội được biểu hiện bằng hình thức giá trị.
Khi sự trao đổi hàng hoá diễn ra ngày càng thường xuyên, buộc phải có một vật ngang giá để tiện cho quá trình giao dịch, đây chính là tiền tệ. Kể từ đó, hình thức tiền tệ được các chủ thể trong xã hội sử dụng vào việc phân phối sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân để tạo ra các quỹ tiền tệ riêng phục cho mục đích cá nhân mỗi chủ thể.
Việc sản xuất hàng hóa và tiền tệ là khởi đầu cho sự ra đời của tài chính
2. Do sự xuất hiện của Nhà nước
Nhà nước ra đời do sự phân chia giai cấp, với chức năng và quyền lực của mình cũng thúc đẩy sự phát triển của hoạt động tài chính. Để duy trì hoạt động, Nhà nước tạo lập quỹ ngân sách thông qua quá trình phân phối tổng sản phẩm xã hội dưới hình thức giá trị, hình thành lĩnh vực tài chính Nhà nước. Từ đó, thúc đầy nền kinh tế hàng hoá phát triển và mở rộng phạm vi hoạt động của tài chính.
Hoạt động phân phối tài chính dù là khách quan nhưng lại bị Nhà nước chi phối bằng các chính sách được ban hành và áp dụng vào nền kinh tế như chính sách về tiền tệ, chính sách thuế…
Như vậy, bằng quyền lực chính trị của mình, Nhà nước đã tạo nên môi trường pháp lý cho sự hoạt động của tài chính thông qua một hệ thống chính sách, chế độ. Đồng thời, Nhà nước cũng nắm quyền đúc tiền, in tiền và lưu thông tiền tệ trong nền kinh tế.
III. Bản chất và vai trò của tài chính
1. Bản chất của tài chính là gì?
Bản chất của tài chính là mối quan hệ kinh tế giữa các chủ thể của nền kinh tế. Trong quá trình hoạt động sẽ phát sinh ra những phương thức hoạt động, chuyển giao tiền tệ giữa các chủ thể và đây chính là mối quan hệ trong phân phối và sử dụng nguồn tài chính.
Tài chính phản ánh quan hệ và luân chuyển tiền tệ giữa các chủ thể
Xem thêm : Hình cắt được dùng để biểu diễn
Xét về mặt hiện tượng, tài chính biểu hiện ra là những phương thức hoạt động phát sinh có liên quan đến luân chuyển dòng tiền giữa các chủ thể kinh tế:
– Người dân và các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, mua bán hàng hoá, dịch vụ và nộp thuế cho chính phủ.
– Chính phủ huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu, kết hợp với tiền thuế phí thu được, Nhà nước sử dụng nguồn tiền này để cấp phát kinh phí cho các hoạt động như an ninh, quốc phòng, giáo dục, y tế, văn hoá và phúc lợi xã hội (bảo hiểm xã hội, chính sách đối với thương binh, thân nhân liệt sĩ, hỗ trợ thiên tai)
– Các cá nhân gửi tiền vào các định chế tài chính (ngân hàng, công ty môi giới, bảo hiểm…)
– Các doanh nghiệp được nhà nước hỗ trợ tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.
2. Vai trò của tài chính
Tài chính là công cụ phân phối sản phẩm quốc dân: Thông qua quá trình phân phối hình thành nên quỹ tiền tệ cho các khâu của hệ thống tài chính. Quỹ tiền tệ Nhà nước được sử dụng để thực hiện các mục tiêu xã hội.
Tài chính có vai trò quan trọng trong điều tiết nền kinh tế
Tài chính là công cụ quản lý điều tiết nền kinh tế ở tầm vĩ mô: Tài chính điều tiết vĩ mô nền kinh tế bằng cách: Tác động đến các quan hệ kinh tế vận động theo định hướng của Nhà nước, hướng dẫn doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh phù hợp với chính sách của Nhà nước về kinh tế. Kiểm soát và điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế thích ứng với những biến động của nền kinh tế.
IV. Chức năng của tài chính là gì?
Tài chính có chức năng quan trọng giúp điều phối toàn bộ nền kinh tế
Ở Việt Nam, tài chính có ba chức năng chính.
– Chức năng huy động, cụ thể là huy động vốn, tạo lập nguồn tài chính cần cho nhu cầu phát triển kinh tế. Việc huy động vốn phải tuân theo quan hệ cung cầu và cơ chế thị trường mới đem lại hiệu quả cao nhất
– Chức năng phân phối là việc phân phối tổng sản phẩm xã hội dưới hình thức giá trị. Thông qua chức năng này, hình thành nên các quỹ tiền tệ tập trung và không tập trung sử dụng cho các mục đích khác nhau. Phân phối thông qua tài chính bao gồm cả quá trình phân phối lần đầu lẫn quá trình phân phối lại.
– Chức năng giám sát là nói đến khả năng khách quan của phạm trù tài chính, đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức kiểm tra, giám sát quá trình vận động của các nguồn tài chính để tạo lập cũng như sử dụng các quỹ tiền tệ.
Cả ba chức năng hỗ trợ lẫn nhau giúp doanh nghiệp đạt lợi nhuận tối đa.
V. Các mối liên hệ quan trọng của tài chính
Tài chính thiết lập nên nhiều mối quan hệ kinh tế quan trọng, cụ thể là:
Mối quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với ngân sách Nhà nước được thể hiện thông qua việc cấp phát, hỗ trợ vốn và góp vốn cổ phần của Nhà nước theo những nguyên tắc và phương thức nhất định, để doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh và phân chia lợi nhuận. Mối quan hệ tài chính này còn phản ánh cả những quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị phát sinh trong quá trình phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân giữa ngân sách Nhà nước cho các doanh nghiệp thông qua việc nộp thuế của doanh nghiệp.
Xem thêm : Tức ngực khó thở là bệnh gì?
Mối quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính thể hiện trong việc tài trợ các nhu cầu về vốn. Với thị trường tiền tệ, thông qua hệ thống ngân hàng, doanh nghiệp nếu có đủ điều kiện sẽ nhận được các khoản vay vốn, với cam kết sẽ phải hoàn trả cả vốn lẫn lãi vay đến ngày đáo hạn.
Đối với thị trường vốn, doanh nghiệp có thể tìm nhiều nguồn tài trợ vốn khác thông qua hệ thống các tổ chức trung gian bảo lãnh việc phát hành chứng khoán. Doanh nghiệp sẽ phải trả đủ mọi khoản lãi cho các chủ thể tham gia đầu tư một số tiền nhất định, có thể cụ thể mức tiền hoặc tuỳ theo tình hình hoạt động kinh doanh (lời/lỗ) của doanh nghiệp. Thông qua thị trường tài chính, doanh nghiệp cũng có thể đem tiền đi đầu tư vào các hạng mục khác nhau hoặc gửi tiền vào hệ thống ngân hàng.
Các mối quan hệ quan trọng về tài chính mà bạn cần lưu ý
Mối quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các thị trường khác như thị trường dịch vụ, hàng hoá, thị trường lao động… Vì doanh nghiệp cần nguyên liệu, thiết bị vật tự, người lao động và các dịch vụ liên quan để hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả. Thông qua việc khảo sát các thị trường, doanh nghiệp cũng xác định được nhu cầu về sản phẩm dịch vụ để từ đó lập kế hoạch cung ứng, hoạch định chiến lược marketing, kế hoạch phát triển cho công ty, đảm bảo thỏa mãn thị hiếu của tập khách hàng mục tiêu.
Mối quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp thể hiện qua việc chi trả các khoản lương, thưởng, phạt cho nhân công, thanh toán tài chính giữa các bộ phận, phân phối lợi nhuận sau thuế, phân phối lợi tức cho các cổ động và trích lập các quỹ dự phòng cần thiết.
VI. Hệ thống tài chính gồm những gì?
Hệ thống tài chính là một mạng lưới – nơi diễn ra các hoạt động giao dịch hay mua bán các công cụ tài chính khác nhau. Những thành phần của hệ thống tài chính bao gồm:
4 thành phần quan trọng của hệ thống tài chính
1. Tài chính công
Tài chính công phản ánh các quan hệ kinh tế trong quá trình tạo lập và sử dụng quỹ công, tức là tổng hợp mọi hoạt động thu chi dùng tiền của Nhà nước. Mục đích nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước nhằm phục vụ cho lợi ích chung của toàn xã hội.
2. Tài chính doanh nghiệp
Là hệ thống phản ánh sự vận động và chuyển hoá các nguồn tài chính, tiền tệ của doanh nhằm phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của minh.
Có rất nhiều doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính như một công cụ gia tăng thu nhập và lợi nhuận cho vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên sử dụng công cụ này cần phải được tính toán cẩn thận để đảm bảo ổn định tài chính của doanh nghiệp, tránh rủi ro.
Trong tài chính doanh nghiệp bắt buộc phải có báo cáo tài chính nhằm cung cấp mọi thông tin về hoạt động kinh doanh và sự luân chuyển dòng tiền của doanh nghiệp. Việc lập báo cáo tài chính do kế toán thu thập và kiểm tra dữ liệu, lập ra bản báo cáo tài chính hoàn thiện. Thời gian báo cáo phải tuân theo những quy định do Nhà nước ban hành.
Tài chính doanh nghiệp là sự chuyển hóa tiền tệ trong sản xuất kinh doanh
3. Thị trường tài chính
Thị trường tài chính là thị trường mà tại đó các chủ thể có thể trao đổi sản phẩm chứng khoán, hàng hoá, dịch vụ hoặc là những món đồ có giá trị. Hiểu một cách đơn giản, thị trường tài chính là nơi diễn ra các hoạt động mua bán các loại công cụ thanh toán và công cụ tài chính.
4. Tài chính quốc tế
Tài chính quốc tế phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia với nhau nhau và giữa các tổ chức tài chính quốc tế với các quốc gia thành viên khi trao đổi mua bán hàng hoá, dịch vụ và dịch chuyển dòng vốn.
Ngoài ra, trong hệ thống tài chính còn có tài chính cá nhân và hộ gia đình, tài chính của các tổ chức trung gian (tín dụng và bảo hiểm).
Từ các kiến thức về tài chính ở trên chắc hẳn các bạn đã hiểu phần nào về khái niệm tài chính (Finance). Hãy thường xuyên truy cập TOPI để học hỏi các phương pháp đầu tư tài chính hiệu quả nhất nhé.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp