Bản chất của toàn cầu hóa là gì?

Toàn cầu hóa đang trở thành một trong nhữung xu thế mà tất cả các quốc gia trên Thế giới hướng đến. Tuy nhiên, không có nhiều người có thể nắm bắt và hiểu được bản chất của xu thế này.

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung nhằm trả lời cho câu hỏi: Bản chất của toàn cầu hóa là gì?

Toàn cầu hóa là gì?

Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế Thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế trên quy mô toàn cầu.

– Trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hóa hầu như được dùng để chỉ các tác động của thương mại nói chung và tự do hóa thương mại hay tự do thương mại nói riêng.

– Ở góc độ kinh tế người ta chỉ thấy các dòng chảy tư bản quy mô toàn cầu kéo theo các dòng chảy thương mại, kỹ thuật, thông tin, công nghệ và văn hóa.

ban chat cua toan cau hoa la gi 1

Bản chất của toàn cầu hóa là gì?

– Gia tăng thương mại quốc tế với tốc độ cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế Thế giới. Gia tăng luồng tư bản quốc tế bao gồm cả đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Gia tăng luồng dữ liệu xuyên biên giới thông qua việc sử dụng các công nghệ như Internet, các vên tinh liên lạc và điện thoại.

– Làm mờ đi ý niệm chủ quyền quốc gia và biên giới quốc gia thông qua các hiệp ước quốc tế dẫn đến việc thành lập các tổ chức Như OPEC và WTO. Gia tăng di cư, bao gồm cả nhập cư trái phép. Gia tăng việc đi lại và du lịch quốc tế. Gia tăng thị phần Thế giới của các tập đoàn đa quốc gia. Phát triển hạ tần viễn thông toàn cầu, phát triển các hệ thống tài chính quốc tế.

– Gia tăng số lượng các tiêu chuẩn áp dụng toàn cầu, gia tăng vai tró của các tổ chức quốc tế như IMF, WTO, WIPO chuyên xử lý các giao dịch quốc tế. Gia tăng trao đổi văn háo quốc tế, chẳng hạn như việc xuất khẩu các văn hóa phẩm như phaim ảnh hay sách báo.

– Các rào cản đối với thương mại quốc tế đã giảm bớt tương đối kể từ Chiến tranh Thế giới lần thứ 02 thông qua các hiệp ước. Các đề xuất của GATT cũng như WTO, cụ thể:

+ Thắt chặt vấn đề sở hữu trí tuệ:

Hào hợp luật sở hữu trí tuệ giữa các quốc gia, công nhận sở hữu trí tuệ ở quy mô giữa các nước.

+ Thúc đẩy thương mại tự do:

Giảm, bỏ hẳn hay điều hòa việc trợ cấp cho các doanh nghiệp địa phương. Về tư bản giảm hoặc bỏ hẳn các hình thức kiểm soát tư bản, về hàng hóa giảm hoặc bỏ hẳn các loại thuế quan, xây dựng các khu mậu dịch tự do với thuế quan thấp hoặc không có.

Ý nghĩa của xu thế Toàn cầu hóa

– Sự hình thành nên một ngôi làng toàn cầu. Dưới tác động của những tiến độ trong lĩnh vực tin học và viễn thông, quan hệ giữa các khu vực trên Thế giới ngày càng gần gũi hơn, cộng với sự gia tăng không ngừng về các trao đổi ở mức độ cá nhân và sự hiểu biết lẫn nhau cũng như tình hữu nghị giữa các công dân Thế giới dẫn tới một nền văn minh toàn cầu.

– Tác động tiêu cực của các tập đoàn đa quốc gia tìm kiếm lợi nhuận, việc sử dụng các phương tiện luật lệ và tài chính mạnh mẽ và tinh vi để vượt qua giới hạn của các tiêu chuẩn và luật pháp địa phương hòng lợi dụng nhân công và dịch vụ của các vùng phát triển chưa đồng đều lẫn nhau. Sự lan rộng của chủ nghĩa tư bản từ các quốc gia pahst triển sang các quốc gia đang phát triển.

– Toàn cầu hóa kinh tế và sự gia tăng về quan hệ các thành viên của một ngành công nghiệp ở các khu vực khác nhau trên Thế giới ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia trong phạm vi kinh tế.

– Toàn cầu hóa được định nghĩa như cách khách quan nhất là sự phụ thuộc qua lại không ngừng giữa các quốc gia và các cá nhân. Sự phụ thuộc qua lại có thể xảy ra trên lĩnh vực kinh tế, công nghệ, văn hóa, xã hội hay môi trường. Cần phân biệt toàn cầu hóa kinh tế với khái niệm rộng hơn là toàn cầu hóa nói chung.

Như vậy, Bản chất của toàn cầu hóa là gì? Là câu hỏi đã được chúng tôi phân tích chi tiết trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã phân tích một số nội dung liên quan đến ý nghĩa của toàn cầu hóa. Chúng tôi mong rằng nội dung trong bài viết sẽ giúp ích được quý bạn đọc.