Quy định về thời hạn của văn bản công chứng
- Dầu thông có tác dụng gì?
- Uống sữa đậu nành có tăng vòng 1 không? Nguyên tắc uống sữa đậu nành để tăng vòng 1 hiệu quả
- Lý do ở Việt Nam không có quân khu 6 và quân khu 8, học sinh giỏi Sử chưa chắc biết
- Mã vùng 234 của nước nào?
- Triển khai cấp đổi giấy phép lái xe tại bưu điện – Tin tức – Bưu điện tỉnh Đồng Nai
Công chứng là gì?
Bạn đang xem: Quy định về thời hạn của văn bản công chứng
Tại khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng năm 2014 quy định: Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
Trong đó, Công chứng viên là người phải đáp ứng các điều kiện của Luật Công chứng, là thành viên của tổ chức hành nghề công chứng gồm phòng công chứng và văn phòng công chứng. Cụ thể, điều kiện để trở thành công chứng viên được nêu chi tiết tại Điều 8 Luật Công chứng như sau:
– Có bằng cử nhân luật;
– Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;
– Tốt nghiệp khoá đào tạo nghề công chứng quy định tại Điều 9 của Luật này hoặc hoàn thành khoá bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này;
Xem thêm : Tỉnh Đồng Nai
– Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;
– Bảo đảm sức khỏe đề hành nghề công chứng.
Công chứng có thời hạn bao lâu?
Hiện nay Luật không quy định cụ thể về thời hạn của văn bản công chứng.
Tại Khoản 1 Điều 5 Luật Công chứng quy định về thời điểm bắt đầu có hiệu lực của văn bản công chứng hợp đồng, giao dịch: “Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng”. Quy định này chỉ giới hạn thời điểm có hiệu lực của văn bản công chứng là từ khi công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng nhằm chứng nhận tính xác thực, hợp pháp vào văn bản công chứng thì nó được xem là có hiệu lực.
Đồng thời, tại khoản 2 Điều 64 Luật Công chứng năm 2014 có quy định việc lưu trữ văn bản công chứng hợp đồng, giao dịch được thực hiện ít nhất là 20 năm tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng; trường hợp lưu trữ ngoài trụ sở thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của Sở Tư pháp.
Do đó, để xác định công chứng có thời hạn bao lâu cần căn cứ vào thỏa thuận của các bên được ghi nhận trong hợp đồng, giao dịch hoặc theo quy định của Luật. Có thể ví dụ như Hợp đồng ủy quyền:
Xem thêm : Hướng dẫn chi tiết chuyên đề “Vấn đề tôn giáo và chính sách tôn giáo”
Cụ thể, căn cứ Điều 563 Bộ Luật Dân sự năm 2015, hợp đồng ủy quyền sẽ có thời hạn theo thỏa thuận của các bên. Nếu không có thỏa thuận thì hiệu lực của hợp đồng này là 01 năm.
Văn bản công chứng có giá trị pháp lý như thế nào?
Ngoài thời điểm có hiệu lực của văn bản công chứng, khoản 2, khoản 3 Điều 5 Luật Công chứng năm 2014 cũng quy định cụ thể về giá trị pháp lý của văn bản công chứng. Cụ thể như sau:
– Các bên liên quan có nghĩa vụ thi hành hợp đồng, giao dịch đã được công chứng. Nếu một trong các bên có nghĩa vụ mà không thực hiện nghĩa vụ thì bên kia có quyền yêu cầu Toà án giải quyết trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
– Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ và các tình tiết, sự kiện được thoả thuận, ghi nhận trong hợp đồng, giao dịch đã được công chứng không phải chứng minh trừ trường hợp bị Toà án tuyên bố là vô hiệu.
Như vậy, văn bản công chứng có giá trị như một chứng cứ và khi các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch được công chứng thì sẽ được đảm bảo giá trị pháp lý, các tình tiết không cần phải chứng minh trừ trường hợp đã bị tuyên là vô hiệu bởi Toà án.
Hải Lưu
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp