Bài tập cuối tuần Toán 3 tuần 22 – Đề 1 (Có đáp án và lời giải chi tiết)

Đề bài

Bài 1. Đặt tính rồi tính

2185 × 4 1325 × 7

1329 × 5 4608 × 2

……………………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………….

Bài 2. Đúng ghi Đ, sai ghi S. Trong một hình tròn:

a) Đường kính lớn hơn bán kính …

b) Bán kính bằng (dfrac{1}{2}) đường kính …

c) Ta có thể kẻ được nhiều đường kính …

d) Các bán kính khác nhau có độ dài khác nhau …

Bài 3. Tính giá trị biểu thức:

a) 1242 + 1207 × 4 b) 5413 – 907 × 3

c) (1021 + 945) × 5 d) (4675 – 3175) × 2

……………………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………….

Bài 4. Viết vào chỗ chấm cho thích hợp:

a) Nếu ngày 6 của một tháng nào đó là chủ nhật thì tháng đó có : ……… ngày chủ nhật, đó là các ngày:…………………..

b) Ngày 6 tháng 4 năm 2008 là ngày chủ nhật.

Chủ nhật trước đó là ngày: …. tháng … năm 2008.

c) Viết tiếp vào chỗ chấm:

– Ngày 1 tháng 4 năm 2021 là thứ: …

– Thứ năm tuần liền sau đó là ngày … tháng … năm 2021.

Bài 5. Một đội xe gồm 1 xe đi đầu chở được 1072kg hàng, 3 xe đi sau mỗi xe chở được 1232kg hàng. Hỏi cả đội xe đó chở được bao nhiêu ki-lô-gam hàng?

Bài giải

……………………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………….

Lời giải chi tiết

Bài 1.

Phương pháp:

– Đặt tính : Viết các chữ số cùng hàng đặt thẳng cột với nhau.

– Tính : Nhân lần lượt từ phải sang trái.

Cách giải:

(begin{array}{*{20}{c}}{ times begin{array}{*{20}{c}}{2185}{,,,,,,,,4}end{array}}hline{,,,,8740}end{array}) (begin{array}{*{20}{c}}{ times begin{array}{*{20}{c}}{1325}{,,,,,,,,7}end{array}}hline{,,,9275}end{array})

(begin{array}{*{20}{c}}{ times begin{array}{*{20}{c}}{1329}{,,,,,,,5}end{array}}hline{,,,6645}end{array}) (begin{array}{*{20}{c}}{ times begin{array}{*{20}{c}}{4608}{,,,,,,,,2}end{array}}hline{,,,9216}end{array})

Bài 2.

Phương pháp:

Xem lại lí thuyết về hình tròn.

Cách giải:

Trong một hình tròn:

a) Đường kính lớn hơn bán kính (Đ)

b) Bán kính bằng 12 đường kính (Đ)

c) Ta có thể kẻ được nhiều đường kính (Đ)

d) Các bán kính khác nhau có độ dài khác nhau (S)

Bài 3.

Phương pháp:

– Biểu thức có dấu ngoặc thì tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.

– Biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì thực hiện phép nhân, chia trước; thực hiện phép cộng, trừ sau.

Cách giải:

a) 1242 + 1207 × 4

= 1242 + 4828

= 6070

b) 5413 907 × 3

= 5413 2721

= 2692

c) (1021 + 945) × 5

= 1966 × 5

= 9830

d) (4675 3175) × 2

= 1500 × 2

= 3000

Bài 4.

Phương pháp:

a, b) Dựa vào kiến thức: 1 tuần có 7 ngày, cùng “1 thứ” của 2 tuần liền nhau hơn kém nhau 7 ngày, chẳng hạn thứ hai của tuần này là ngày 8 tháng 3 thì thứ hai của tuần liền sau đó là ngày 15 tháng 3.

c) Xem lịch năm 2021 để trả lời câu hỏi.

Cách giải:

a) Nếu ngày 6 của một tháng nào đó là ngày chủ nhật thì tháng đó có: 4 ngày chủ nhật, đó là các ngày: 6, 13, 20, 27.

b) Ngày 6 tháng 4 năm 2008 là ngày chủ nhật.

Chủ nhật trước đó là ngày: 31 tháng 5 năm 2008.

c) Viết tiếp vào chỗ chấm:

– Ngày 1 tháng 4 năm 2021 là thứ 5.

– Thứ 5 tuần liền sau đó là ngày 8 tháng 4 năm 2021.

Bài 5.

Phương pháp:

– Tính số ki-lô-gam hàng 3 xe đi sau chở được ta lấy số ki-lô-gam hàng mỗi xe đi sau chở được nhân với 3.

– Tìm tổng số số ki-lô-gam hàng đội xe đó chở được ta lấy số ki-lô-gam hàng xe đi đầu chở được cộng với số ki-lô-gam hàng 3 xe đi sau chở được.

Cách giải:

Ba xe đi sau chở được tất cả số ki-lô-gam hàng là:

1232 × 3 = 3696 (kg)

Cả đội xe chở được số ki-lô-gam hàng là:

1072 + 3696 = 4768 (kg)

Đáp số: 4768 kg.