Sao y công chứng là gì?
Sao y công chứng thực chất tên gọi đúng là sao y chứng thực hay chính là chứng thực bảo sao từ bản chính được quy định tại Nghị định 23/2015/NĐ-CP. Theo đó, định nghĩa chứng thực bản sao từ bản chính được định nghĩa tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP như sau:
“Chứng thực bản sao từ bản chính” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.
Bạn đang xem: Có đúng sao y công chứng chỉ có thời hạn hiệu lực 6 tháng không?
Theo định nghĩa này, có thể hiểu, sao y công chứng là việc chứng thực bản sao sau khi căn cứ vào bản chính. Trong đó, bản chính là giấy tờ, văn bản được cấp lần đầu, cấp lại, cấp khi đăng ký lại hoặc do cá nhân tự lập có xác nhận, đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Bản sao được định nghĩa là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung chính xác, đầy đủ như nội dung trong bản chính. Thực tế, trong hoạt động chứng thực bản sao từ bản chính, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thường sử dụng bản photo.
Căn cứ vào bản chính để ký, đóng dấu chứng thực bản photo có nội dung chính xác như bản chính. Trong thực tế, việc sao y công chứng được thực hiện rất nhiều và phổ biến.
Ví dụ: Sao y công chứng Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân, hộ chiếu, giấy khai sinh, đăng ký kết hôn, giấy phép kinh doanh, học bạ…
Xem thêm : Mất Giấy khai sinh bản chính có được cấp lại không?
Đặc biệt, bản sao được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trước đó trong các giao dịch trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Ví dụ như khi thực hiện đăng ký kết hôn, cơ quan có thẩm quyền yêu cầu nam nữ phải nộp bản chính giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Do đó, trong trường hợp này, nam, nữ đăng ký kết hôn không thể nộp bản sao y công chứng giấy xác nhận tình trạng hôn nhân thay cho bản chính văn bản này.
Sao y công chứng chỉ có hạn 6 tháng, đúng không?
Hiện Nghị định 23/2015/NĐ-CP chỉ quy định về giá trị pháp lý của bản sao y công chứng là được sử dụng thay cho bản chính để đối chiếu chứng thực trong giao dịch trừ quy định khác mà không nói về thời hạn sử dụng của giấy tờ này.
Đồng nghĩa, hiện không có giới hạn nào về mặt thời hạn sử dụng của văn bản sao y công chứng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, mặc dù Nghị định 23/2015/NĐ-CP không giới hạn thời hạn sử dụng nhưng trong một số văn bản pháp luật chuyên ngành lại quy định về vấn đề này.
Theo đó, có thể chia thời hạn sử dụng của bản sao y công chứng thành các giai đoạn sau đây:
– Không giới hạn: Thông thường các văn bản sao y công chứng sẽ không có thời hạn, cá nhân, tổ chức có thể sử dụng bản sao y công chứng vô thời hạn nếu có nhu cầu. Có thể kể đến một số văn bản sao y công chứng vô thời hạn như: Bảng điểm, giấy khai sinh…
Xem thêm : Chế độ thai sản mới nhất cho phụ nữ sinh con năm 2017
– Bị giới hạn thời hạn được sử dụng: Trong một số trường hợp, bản chính bị giới hạn thời gian sử dụng. Ví dụ chứng minh nhân dân chỉ có thời hạn 15 năm kể từ ngày cấp. Do đó, bản sao y công chứng cũng chỉ được sử dụng trong thời hạn Chứng minh nhân dân đang còn hạn.
– Một số trường hợp đặc biệt: Trong một số trường hợp, pháp luật chuyên ngành quy định cụ thể thời hạn của giấy tờ phải nộp.
Ví dụ: Phiếu lý lịch tư pháp để nộp hồ sơ nhập quốc tịch chỉ có giá trị khi được xin trước thời điểm nộp hồ sơ 90 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ xin nhập quốc tịch…
Trên đây là giải đáp nhanh nhất về câu hỏi: Có đúng sao y công chứng chỉ có thời hạn hiệu lực 06 tháng hay không? Do pháp luật không quy định cụ thể vấn đề này, do đó cần căn cứ vào từng thủ tục của mình để công dân kiểm tra thời hạn có hiệu lực của giấy tờ cần nộp.
Nếu còn bất cứ thắc mắc nào hoặc cần giải đáp chi tiết về trường hợp cụ thể của mình, độc giả có thể liên hệ 19006192 để được chuyên gia pháp lý của LuatVietnam tư vấn cụ thể.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp