ÔN TẬP BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI, KHỐI LƯỢNG, DIỆN TÍCH – TOÁN LỚP 5 – TUẦN 5

1. Bảng đơn vị đo độ dài

a) Các đơn vị đo độ dài từ lớn đến bé: km, hm, dam, m, dm, cm, mm

b) Hai đơn vị đo độ dài liền nhau :

– Đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé.

– Đơn vị bé bằng 1/10 đơn vị lớn.

2. Bảng đơn vị đo khối lượng

a) Các đơn vị đo khối lượng từ bé đến lớn: g, dag, hg, kg, yến, tạ, tấn

b) Hai đơn vị đo khối lượng liền nhau :

– Đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé

– Đơn vị bé bằng 1/10 đơn vị lớn

3. Đề-ca-mét vuông

Đề-ca-mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1dam.

4. Héc-tô-mét vuông

Héc-tô-mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1hm.

5. Mi-li-mét vuông

Mi-li-mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1mm.

6. Bảng đơn vị đo diện tích

Ví dụ 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

a) 12km = … m

b) 214m = … dm

c) 27dm = … mm

Giải:

a) 12km = 12000m

b) 214m = 2140dm

c) 27dm = 2700mm

Ví dụ 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

a) 15 tạ = … kg

b) 24 tấn = … kg

c) 7kg = … g

Giải:

a) 15 tạ = 1500kg

b) 24 tấn = 24 000kg

c) 7kg = 7000g

Ví dụ 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

a) 14dam(^2) = … m(^2)

b) 7hm(^2) = … dam(^2)

c) 3cm(^2) = … mm(^2)

Giải:

a) 14dam(^2) = 1400m(^2)

b) 7hm(^2) = 700dam(^2)

c) 3cm(^2) = 300mm(^2)

Ví dụ 4: Một xe tải chở 30 bao gạo tẻ và 40 bao gạo nếp. Mỗi bao gạo tẻ cân nặng 40kg, mỗi bao gạo nếp cân nặng 20kg. Hỏi xe đó chở bao nhiêu tấn gạo?

Giải:

Lượng gạo tẻ là: 40 x 30 = 1200 (kg)

Lượng gạo nếp là: 20 x 40 = 800 (kg)

Lượng gạo tẻ và gạo nếp là: 1200 + 800 = 2000 (kg) = 2 (tấn)

Ví dụ 5: Người ta dán liền nhau 500 con tem hình chữ nhật lên một tấm bìa hình vuông cạnh dài 1m, biết mỗi con tem có chiều dài 3cm, chiều rộng 22mm. Hỏi diện tích phần bìa không dán tem là bao nhiêu xăng-ti-mét vuông?

Giải:

22mm = 2,2cm

Diện tích tấm bìa hình vuông là: 1 x 1 = 1 (m(^2)) = 10 000 (cm(^2))

Diện tích mỗi con tem là: 3 x 2,2 = 6,6 (cm(^2))

Diện tích 500 con tem là: 6,6 x 500 = 3300 (cm(^2))

Diện tích phần bìa không dán tem là: 10 000 – 3300 = 6700 (cm(^2))

Bài 1: Viết số hoặc phân số thích hợp vào chỗ chấm:

a) 1mm = … m

b) 1cm = … dm

c) 1dam = … km

Bài 2: Viết số hoặc phân số thích hợp vào chỗ chấm:

a) 1kg = … tạ

b) 1g = … kg

c) 1 tạ = … tấn

Bài 3: Viết số hoặc phân số thích hợp vào chỗ chấm:

a) 450hm(^2) = … km(^2) … hm(^2)

b) 6240m(^2) = … dam(^2) … m(^2)

c) 3750mm(^2) = … cm(^2) … mm(^2)

Bài 4: Viết các số đo dưới dạng số đo có đơn vị là ki-lô-mét vuông:

a) 3km(^2) 3hm(^2) = …

b) 16km(^2) 267m(^2) = …

Bài 5: Một đội công nhân trong ba ngày sửa được 2km đường. Ngày thứ nhất đội sửa được 620m đường, ngày thứ hai sửa được số mét đường gấp đôi ngày thứ nhất. Hỏi ngày thứ ba đội công nhân đó sửa được bao nhiêu mét đường?

Bài 6: Viết tiếp vào chỗ chấm:

a) Hai đơn vị đo độ dài liền nhau:

– Đơn vị lớn gấp … đơn vị bé.

– Đơn vị bé bằng … đơn vị lớn.

b) Hai đơn vị đo khối lượng liền nhau:

– Đơn vị lớn gấp … đơn vị bé.

– Đơn vị bé bằng … đơn vị lớn.

c) Hai đơn vị đo diện tích liền nhau:

– Đơn vị lớn gấp … đơn vị bé.

– Đơn vị bé bằng … đơn vị lớn.

Bài 7: Trong một ku cư dân mới, người ta dùng một nửa diện tích đất để làm đường đi và các công trình công cộng, nửa diện tích đất còn lại được chia đều thành 2000 mảnh hình chữ nhật, mỗi mảnh có chiều rộng 10m, chiều dài 25m để xây nhà ở. Hỏi diện tích khu dân cư đó là bao nhiêu ki-lô-mét vuông?

Bài 8: Một xe chở 12 tạ gạo tẻ và 80 yến gạo nếp. Tính khối lượng gạo xe đó chở được.

Bài 9: Một người đi xe máy từ A qua C đến B. Đoạn đường AC ngắn hơn đoạn đường CB là 13km 500m. Tính quãng đường AB, biết đoạn đường AC bằng (dfrac{2}{5}) đoạn đường CB.

Bài 10: Cửa hàng có số gạo tẻ nhiều hơn số gạo nếp là 1 tạ 50kg. Sau khi bán đi 25kg gạo mỗi loại thì còn lại lượng gạo nếp bằng (dfrac{2}{5}) lượng gạo tẻ. Hỏi lúc đầu cửa hàng có bao nhiêu ki-lô-gam gạo mỗi loại?

Học sinh học thêm các bài giảng tuần 5 trong mục Học Tốt Toán Hàng Tuần trên mathx.vn để hiểu bài tốt hơn.

Bài học tuần 5