Cùng tìm hiểu câu hỏi bánh gai đặc sản ở đâu cùng FPT Shop nhé. Làng quê Việt Nam có rất nhiều món ăn ngon, là đặc sản truyền thống của dân tộc trong đó có bánh gai. Vậy bánh gai đặc sản ở đâu? Đây là câu hỏi tưởng chừng như dễ, nhưng lại khá khó. Bởi bánh gai có mặt ở rất nhiều địa phương, mỗi một nơi sẽ mang hương vị ngon riêng biệt.
- Sữa Friso Gold 2 800g Nội Địa Nga | Trẻ 6-12 Tháng Tuổi, Nguồn Sữa Mát Lành, Trẻ Dễ Tiêu Hóa, Hấp Thu | Hãng Friso, Hàng Nội Địa Nga
- CỔNG GIAO DỊCH BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐIỆN TỬ
- Nhịp tim thai 160 lần phút là trai hay gái? Có bằng chứng khoa học
- Ô tô lấn làn phạt bao nhiêu? Các mức phạt dành cho ô tô lấn làn
- 5 tác dụng của cơm dừa tốt cho sức khỏe
Bánh gai là gì?
Bánh gai là loại bánh ngọt có màu đen. Bánh được coi là món ăn đặc sản của dân tộc và có nguồn gốc từ Đồng bằng Bắc Bộ. Bánh gai được làm từ bột gạo nếp và lá gai. Để bánh được dẻo và ngon thì công đoạn lựa chọn loại gạo, quá trình xay bột và nấu bánh cũng hết sức quan trọng. Sở dĩ bánh gai có màu đen là do màu đặc trưng của lá gai. Người ta sẽ giã nhỏ lá gai, lọc lấy nước và trộn đều với bột gạo nếp để tạo màu cho bánh.
Bạn đang xem: Bánh gai đặc sản ở đâu? Tổng hợp các loại bánh gai thơm ngon, đậm đà vị quê
Bánh gai đặc sản ở đâu?
Ở Việt Nam, bánh gai là đặc sản ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ và cũng là đặc sản thơm ngon của các tỉnh như: Nam Định, Thanh Hóa, Hải Dương, Thái Bình,… Ở mỗi nơi, bánh gai sẽ có những công thức và cách làm khác nhau, mang tới hương vị đặc trưng và tên gọi riêng.
Bánh gai Bà Thi – Nam Định
Nhắc đến bánh gai đặc sản ở đâu không thể không nhắc đến bánh gai Bà Thi đặc sản Nam Định. Bánh gai được làm từ những hạt gạo nếp tháng ba hương hòa. Thành phần của bánh gai Bà Thị có tinh dầu thực vật, mỡ heo, dừa thái sợi, vừng, hạt sen, lạc và đỗ xanh.
Bánh gai Bà Thi được bọc bởi lá chuối ngự. Loại lá chuối này có đặc trưng là mềm và dai hơn các loại lá chuối khác. Độ thơm của lá gai, độ dẻo của nếp quê và hương thơm của lá chuối ngự hòa quyện sẽ tạo nên những ấn tượng khó phai mờ.
Bánh gai Ninh Giang – Hải Dương
Nhắc tới bánh gai chắc chắc sẽ thiếu sót nếu bỏ qua bánh gai Ninh Giang – Hải Dương. Theo đó, bánh gai Ninh Giang đã ra đời cách đây gần 700 năm. Xưa kia, bánh được gói theo hình tròn và không có lá bọc bên ngoài. Sau này bánh được gói theo hình dạng vuông vắn trông đẹp mắt hơn. Bên ngoài bánh cũng đã được phủ thêm lớp lá chuối để tạo thêm hương thơm đặc trưng. Nhân bánh gai Ninh Giang được làm từ nhiều loại nguyên liệu như mứt bí, mứt sen, mỡ heo và đỗ xanh. Do đó bánh gai Ninh Giang có vị béo ngậy, ngọt bùi, thơm ngon khó cưỡng.
Bánh gai Tứ Trụ – Thanh Hóa
Xem thêm : Từ thông tin dưới đây, em hãy cho biết vì sao phải bảo tồn di tích lịch sử, văn hoá
Mảnh đất Thanh Hóa không chỉ được biết đến với món nem chua ngon nổi tiếng mà còn có bánh gai Tứ Trụ nức danh một vùng. Bánh gai Tứ Trụ được làm từ các nguyên liệu quen thuộc như gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn, vừng và lá gai. Điểm khác biệt ở bánh gai Thanh Hóa là có sử dụng thêm mật mía. Đây được coi là thứ “vũ khí bí mật” giúp bánh gai Thanh Hóa luôn níu giữ được niềm yêu thích của thực khách bốn phương.
Bánh gai Đại Đồng – Thái Bình
Bánh gai Đại Đồng Thái Bình cũng đã có mặt cách đây hơn 400 năm. Nguyên liệu làm nên bánh gai Đại Đồng là những nguyên liệu sẵn có ở đồng quê. Tiêu biểu cần phải kể đến như lá cây gai, gạo nếp, lạc, vừng, đỗ xanh, cùi dừa, hạt sen, dầu chuối, đường kính và mỡ lợn…
Quy trình làm bánh gai Đại Đồng cũng hết sức phức tạp và tỉ mỉ. Với nhiều công đoạn như tạo màu bánh, làm cùi bánh và làm nhân bánh đòi hỏi người có nhiều kinh nghiệm mới có thể làm nên một chiếc bánh ngon đúng chuẩn. Bánh gai Đại Đồng béo ngậy, vị ngọt vừa thanh vừa đậm, chỉ từng ăn một lần cũng khó có thể quên.
Bánh gai Nghệ An
Tương tự như bánh gai ở nhiều nơi khác thì bánh gai đặc sản Nghệ An hoàn toàn không dùng chất bảo quản. Đây không chỉ là món quà quê bình dị dành cho những người con xa xứ, mà còn là đặc sản được nhiều người dân trên cả nước yêu thích.
Bánh gai đặc sản xứ Dừa sẽ có độ béo ngậy của dừa trộn với đậu xanh. Cùng với đó là vị thơm dẻo của nếp và mùi lá chuối khô sẽ tạo nên hương vị thơm ngon khó lẫn.
Nguyên liệu bột bánh gai là gì?
Phía trên, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu bánh gai là gì và là đặc sản ở đâu. Có thể thấy, dù mỗi nơi có một công thức làm bánh riêng biệt nhưng đều có chung một loại bột làm bánh đó là bột nếp. Để bánh gai chuẩn vị, khâu chọn gạo nếp và xay thành bột được những người làm bánh cực kỳ để ý, vì đây chính là công đoạn quan trọng bậc nhất.
Lý do mà bánh gai có màu đen đó là do bột lá gai, một loại lá màu xanh, nhưng khi được giã nhuyễn nó sẽ dần chuyển sang màu xanh đen. Khi trộn với bột nếp làm bánh rồi nấu chín màu lá sẽ chuyển hoàn toàn sang màu đen.
Ăn bánh gai có tăng cân không?
Xem thêm : Chế độ, chính sách đối với Dân quân tự vệ khi làm nhiệm vụ
Ăn bánh gai có tăng cân không cũng là một trong những thắc mắc của nhiều người khi ăn bánh gai. Theo đó, một chiếc bánh gai có khoảng 300 kcal, lượng calo này không đủ để bạn tăng cân nếu thi thoảng mới ăn. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều bánh gai và ăn thường xuyên, chắc chắn bạn sẽ tăng cân. Lý do bởi bánh gai được làm từ gạo nếp, đường và thịt mỡ, đây là những loại thực phẩm rất dễ tăng cân nếu ăn nhiều.
Với những người trưởng thành, một ngày tiêu thụ khoảng 2000 kcal, trong khi đó bánh gai có lượng calo khoảng 300 kcal. Vì vậy, bạn cũng không nên ăn bánh hàng ngày để tránh tình trạng tăng cân do loại bánh này nhé.
Ngoài ra, đây là loại bánh có hàm lượng đường rất lớn nên cũng không nên ăn quá nhiều tránh tình trạng dư thừa đường trong máu, nhất là với những người bị tiểu đường. Nếu muốn thưởng thức, hãy chọn loại bánh gai không đường hoặc ít đường để ăn, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bánh gai bảo quản được bao lâu?
Bánh gai thông thường sẽ được bảo quản khoảng 4 ngày, tuy nhiên nếu để trong ngăn đá tủ lạnh, bạn sẽ để được 15 ngày. Khi ăn, hãy bỏ bánh gai vào ngăn mát để bánh giã đông, sau đó cần hấp lại bằng nồi hấp hoặc lò vi sóng là có thể thưởng thức ngay. Theo đó, bạn cần quay lò vi sóng khoảng 3 phút, hoặc cho vào nồi hấp khoảng 5 phút. Tuy nhiên, lời khuyên cho bạn là không nên ăn ngay sau khi hấp lại, vì lúc này vỏ bánh rất dính, hãy để nguội để vỏ bánh co lại, ăn sẽ ngon miệng hơn đó nhé.
Tạm kết
Trên đây, FPT Shop đã chia sẻ cùng bạn về bánh gai với các thông tin như bánh gai đặc sản ở đâu, nguyên liệu làm bánh gai và ăn bánh gai có béo không. Nếu bạn thấy bài viết hữu ích, đừng quên chia sẻ cho nhiều người cùng biết nhé.
FPT gợi ý thêm cho bạn cách ăn bánh gai nóng hổi bàng nướng sơ bằng nồi chiên không dầu, ngon vô cùng, bạn đã thử chưa. Tham khảo qua 2 mẫu nồi chiên không dầu tốt đang ưu đãi cực lớn tại FPT Shop:
- Nồi chiên không dầu Philips
- Nồi chiên không dầu Sunhouse
Xem thêm:
- Bật mí cách làm bánh rán bằng nồi chiên không dầu cực dễ, “vụng” đến mấy cũng làm được
- Bật mí cách làm bánh su kem bằng lò nướng thơm ngon, béo ngọt đơn giản
Do bánh gai không sử dụng chất bảo quản nên chỉ để được ở nhiệt độ thường khoảng 4 đến 5 ngày. Nếu bảo quản trong ngăn mát thời gian có thể kéo dài đến khoảng 10 ngày. Tuy nhiên lúc này bánh sẽ bị cứng lại, vì thế trước khi ăn bạn cần phải hấp lại bằng nồi cơm điện hoặc sử dụng lò vi sóng để làm nóng bánh.
Nếu bạn đang tìm kiếm một chiếc lò vi sóng chất lượng, giá tốt để việc nấu bếp, hâm nóng thức ăn diễn ra nhanh chóng, tiện lợi, bạn có thể tham khảo vài mẫu lò vi sóng tại FPT Shop ngay dưới đây:
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp