Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương là một bài thơ quen thuộc đối với mọi người, nhất là đối với những ai đã từng cắp sách đến trường. Bài thơ này không chỉ được giới thiệu, giảng dạy trong trường học mà đây còn là một bài thơ được lưu truyền rộng rãi trong đời sống nhân dân. Người Việt Nam yêu bài thơ này vì nó phản ánh được phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam, nhưng chính người phụ nữ lại phải chịu nhiều rủi ro nhất trong kiếp người. Bánh trôi nước là một hình tượng đẹp, chứa đựng nhiều chi tiết độc đáo thể hiện sự tìm tòi hình ảnh, chi tiết tinh tế của nhà thơ – xứng bậc Chúa Thơ Nôm. Ai cũng hiểu nội dung và thích thú bài thơ Bánh trôi nước. Tuy vậy, có một chi tiết từ đề tài không ít người hiểu nhầm, khiến việc phân tích bài thơ có phần khiên cưỡng. Chúng tôi không ít lần nghe thấy sự nhầm lẫn giữa bánh trôi nước với chè sôi nước (hay chè trôi nước) của các bạn sinh viên, thậm chí là cả với một số thầy cô giáo. Cũng vì lẽ đó, chúng tôi muốn viết bài này để chúng ta có cơ sở phân tích bài thơ thuận lợi hơn.
Bánh trôi nước ở phía Bắc và chè sôi nước ở Miền Nam có âm thanh gần giống nhau khi phát âm. Cũng vì vậy mà không ít người cho rằng hai loại trên là một, và bài thơ Bánh trôi nước chính là Chè sôi nước.
Bạn đang xem: Góp phần hiểu thêm hình tượng bánh trôi nước
Chè sôi nước không xa lạ đối với người Miền Nam, ngay cả một em bé cũng biết. Nó là một loại bánh mà người Miền Nam thường nấu để cúng vào những ngày rằm và đặc biệt là để cúng Mụ trong ngày lễ Đầy tháng, Thôi nôi cho em bé. Chúng tôi không có ý thuyết minh về nguyên, phụ liệu cũng như phương thức chế biến của chè sôi nước,vì điều đó không phục vụ cho mục đích bài viết này, mà chỉ đề cập đến thể trọng của nó mà thôi. Chúng ta biết một viên chè xôi nước được người nông dân nông thôn vò thường to hơn cổ tay một người đàn ông và có thể nặng hơn 100gr. Với thể tích và khối lượng như vậy, viên chè sôi nước khó bị nước sôi cuốn trào một cách dữ dội để có được hình ảnh bảy nổi ba chìm như trong bài thơ. Chè sôi nước luôn có nhưn. Nhưn chè được làm từ đậu xanh nguyên chất hoặc có trộn với khoai lang hoặc hột mít, dừa khô, sầu riêng…nhưng không có phẩm màu. Dù theo phương thức nào, nhưn chè cũng không có màu sậm. Vì vậy, chi tiết: “Riêng em vẫn giữ tấm lòng son” không thể có từ chè sôi nước được!
Xem thêm : TOP 10 đại lý bán bột mì giá sỉ uy tín, chất lượng cao trên toàn quốc
Ảnh minh họa. Nguồn: http://6monngonmoingay.com
Chỉ hai đặc điểm trên của chè sôi nước đủ cho chúng ta thấy những chi tiết trong bài thơ Bánh trôi nước không có quan hệ gì với chè sôi nước của người Miền Nam. Vậy những chi tiết trong bài thơ Bánh trôi nước với những hình ảnh trong cái bánh trôi nước tương quan nhau như thế nào? Và bánh trôi nước là loại bánh như thế nào?
Bánh trôi nước xuất thân từ các tỉnh phía Bắc và dường như không nhập cư vào Nam, cũng vì vậy mà phần lớn người Miền Nam không biết loại bánh nầy. Thểtrạng của cái bánh tôi nước khác xa với viên chè sôinước. Nó có hình tròn, không trộn phẩm màu và chỉ to bằng ngón tay cái của một người lớn. Nó từa tựa giống một viên chè ĩ (hay còn gọi là chè điếc – chè sôi nước nhỏ không nhưn). Bánh trôi nước được làm từ bột nếp, giống như bột nấu chè sôi nước. Mỗi cái bánh trôi nước được bọc bên trong một viên đường to bằng đầu đũa ăn, thường là đường mía cô đặc, có màu mật ong sậm giống như đường thẻ ở Miền Nam. Do có kích cỡ nhỏ nên khi luộc trong nồi, các cái bánh bị nước sôi đánh đảo rất dữ dội, đúng như thành ngữ diễn tả của nhà thơ: “Bảy nổi ba chìm với nước non”. Khi bánh chín, người ta vớt ra và cho ngay vào nước lạnh để bánh không bị lầy ra, không bị dính vào nhau. Sau đó, bánh được xếp vào dĩa, chỉ xếp một lớp và rắt mè trắng lên trên. Đến đây là bánh đã sẵn sàng cho người ăn. Nếu ai tò mò lấy dao cắt cái bánh ra làm hai, chúng ta sẽ thấy ở giữa ửng một màu hồng nâu, do viên đường bên trong tan ra thắm vào lòng bánh. Hình tượng “tấm lòng son” để khẳng định phẩm chất cao quí của người phụ nữ Việt được nhà thơ Hồ Xuân Hương phát hiện từ một hình ảnh như vậy.
Ngày nay, nghiên cứu văn học, người ta vận dụng phối hợp nhiều phương pháp, mong sao có nhiều phát hiện mới lạ về phẩm chất nghệ thuật của tác phẩm. Theo lý thuyết giao tiếp mà các nhà ngôn ngữ đã đúc kết, thì một tác phẩm văn học là một lời nói trọn vẹn mà nhà văn dùng để giao tiếp với bạn đọc. Để hiểu lời nói đó (tức bài văn, bài thơ), người đọc cần trả lời được các câu hỏi: Tác giả là ai? Viết về điều gì? Viết cho ai? Viết để làm chi? Viết trong hoàn cảnh nào? Viết như thế nào? Chúng ta biết bài thơ trên chọn đề tài bánh trôi nước. Vậy, nếu người đọc không có thông tin về bánh trôi nước thì việc phân tích chắc sẽ gặp khó khăn.
Bánh trôi nước không ngọt đậm đà như chè sôi nước của người Miền Nam, nhưng nó có cái riêng của nó. Chúng tôi nghĩ, nếu ai chưa biết bánh trôi nước thì cũng có thể chế biến được sau khi đọc qua bài viết nầy. Quá trình chế biến, thưởng thức, khám phá bánh trôi nước sẽ làm cho chúng ta thấy được hương vị riêngcủa một loại bánh và đặc biệt hơn là thấy được hết ý vị của bài thơ mà chúng ta đề cập.
ThS Nguyễn Văn Khương – K.VHNT
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp